Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cái bóng mờ

Hiệp ước Lisbonne đã làm tăng uy tín và vị thế của Liên hiệp châu Âu (EU) gồm 27 thành viên trong cuộc hội nhập toàn cầu. Tiếc rằng trong lĩnh vực đối ngoại, vai trò của nữ ngoại trưởng đầu tiên của khối là bà Catherine Ashton lại quá mờ nhạt vì năng lực yếu kém.

Bà Catherine Ashton. Ảnh: AFP

Báo Pháp Le Figaro nhận xét về bà ngoại trưởng: Tuy là nhân vật nắm quyền lực thứ hai trong ban lãnh đạo EU theo quy định của Hiệp ước Lisbonne nhưng bà Catherine Ashtontrở thành mục tiêu hàng đầu của búa rìu dư luận. Thậm chí bài báo còn chụp cho bà cái mũ “vật bung xung”! Bài báo viết: “Cách đây 100 ngày, cả châu Âu và thế giới còn thắc mắc hỏi nhau: “Catherinelà ai nhỉ?”. Vậy mà 3 tháng sau, cái tên Ashton đã được khắp EU nhắc đến vì thành quả ngoại giao của bà thì ít mà vì hàng loạt sai sót thì nhiều”.

Bà Catherine Ashtonphải trả giá cho tình trạng mập mờ hiện nay khi trách nhiệm chưa phân định được giữa chủ tịch EU luân phiên, chủ tịch thường trực và Ủy ban châu Âu (EC) cùng cao ủy phụ trách đối ngoại. Với tư cách là phó chủ tịch EC kiêm ngoại trưởng, bà Ashton được coi là người phát ngôn của EU với thế giới nhưng cũng là đối tượng bị chỉ trích mỗi khi tại Brussels, trụ sở EU, có rắc rối.

Đáng kể nhất, bà Ashton bị phê phán kịch liệt vì 48 ngày sau thảm họa động đất tại Haiti, EU mới triển khai đội quân cứu trợ tới đảo quốc này. Bà còn tỏ ra thích tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich hơn là cuộc họp chung của các bộ trưởng quốc phòng EU. Đặc biệt, bà còn làm ngơ để cho Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso “lén” bổ nhiệm cựu chánh văn phòng của ông ta giữ chức đại sứ EU tại Washington. Trong vụ “bổ nhiệm chui” này, không ai quy trách nhiệm cho chủ tịch EC mà chỉ tập trung đả kích bà Ashton.

Sự thiếu kinh nghiệm lãnh đạo của bà Ashton càng lộ rõ khi bà kế nhiệm ông Javier Solana, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng giữ các chức bộ trưởng ở Tây Ban Nha suốt13 năm và tổng thư ký NATO trong 4 năm.

Báo Le Figaro cho rằng cần phải nhanh chóng tạo ra một bộ ngoại giao làm đúng chức năng đối ngoại thực sự của EU và bà Ashton phải tạo được uy thế của mình. Được 27 nước thành viên EUbổ nhiệm chức ngoại trưởng, bà cần có sự ủng hộ thực sự của cả khối thay vì phàn nàn chỉ trích. Nếu tình trạng hiện nay tiếp diễn thì Hiệp ước Lisbonne chẳng thể giải quyết được sự trì trệ cố hữu của EU mà bản thân bà ngoại trưởng Ashton sẽ mãi mãi là cái bóng mờ.

(Theo T. Tùng // Nguoilaodong Online)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Châu Âu: Công ty thải nhiều CO2 thu lời nhờ hệ thống hạn ngạch khí thải
  • Hy Lạp hỗn loạn vì biểu tình
  • EC dọa trả đũa Mỹ về cuộc đấu thầu thiên vị
  • Báo động về bạo lực giới tính ở Bắc Âu
  • Nước Nga trong cơn lốc đỏ đen
  • Nghị sĩ Đức đề nghị Hy Lạp bán đất trả nợ
  • Gorbachev thành lập phong trào chính trị mới ở Nga
  • EU ra sức ép đòi Hy Lạp giảm thâm hụt ngân sách