Bắt đầu từ tuần này, ba nền kinh tế lớn của Liên minh châu Âu đối mặt với làn sóng đình công của nhân viên các hãng hàng không lớn.
![]() |
Ngày 23.2, các quầy vé tại sân bay Nice International, Pháp, vắng khách do nhân viên trạm không lưu đình công. Ảnh Reuters |
Hôm nay 23.2, tại Pháp, hàng trăm chuyến bay tại hai sân bay chính ở Paris (Orly và Charles de Gaulle) bị hoãn, hủy khi nhân viên bộ phận điều khiển không lưu bắt đầu cuộc đình công trong 4 ngày, phản đối kế hoạch thống nhất kiểm soát giao thông hàng không châu Âu (do Đức, Bỉ, Pháp, Luxembourg, Hà Lan và Thụy Sĩ ký kết). Những người này lo ngại các điều khoản trong kế hoạch gây mất việc và ảnh hưởng đến lợi ích của nhân viên.
Tại Anh, các phi hành đoàn thuộc hãng British Airways vào ngày 22.2 cũng bỏ phiếu với trên 80% số ý kiến tán thành việc tổ chức đình công vào tuần tới, nhằm phản đối việc ngừng tăng lương và có sự khác biệt về điều kiện làm việc đối với các nhân viên mới. Trước đó, British Airways quyết định ngừng tăng lương trong vòng 2 năm và cắt giảm 1.700 nhân viên nhằm giảm chi phí, đồng thời có kế hoạch sát nhập với hãng hàng không Iberia của Tây Ban Nha.
Hiện lãnh đạo của British Airways đang ráo riết tiến hành đàm phán với đại diện của nghiệp đoàn. Mặt khác, British Airways cũng triển khai đào tạo phi công và phi hành đoàn để thay thế trong trường hợp đình công xảy ra, đồng thời cảnh báo sẽ tước bỏ mọi quyền lợi của những ai tham gia đình công.
Trong khi đó, tại Đức, cuộc đình công của hơn 4.000 phi công Hãng Lufthansa bắt đầu từ hôm 22.2 do bất đồng về vấn đề bảo hiểm và áp dụng những điều khoản của luật lao động Đức cũng khiến hàng ngàn hành khách gặp khó khăn trong kế hoạch di chuyển của mình. Tuy nhiên, sang ngày 23.2, lãnh đạo của hãng đã đề nghị nối lại đàm phán nhằm kết thúc sớm cuộc đình công, theo kế hoạch sẽ kéo dài bốn ngày.
(Theo SGTT Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com