Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tận cùng 'cái chết' của phương Tây

Vào khoảng năm 2040-2050, liệu các nhà nhân khẩu học có còn nói về "sự cô đơn của người da trắng" theo cái cách mà các lịch sử gia từng sử dụng cụm từ "gánh nặng của người da trắng" để miêu tả thứ được gọi là "trách nhiệm đế quốc" (imperial responsibilities) của một số quốc gia châu Âu?

Xu thế nhân khẩu học và kinh tế có đang kéo phương Tây đi xuống? (Ảnh: laprogressive.com)
Xu thế nhân khẩu học và kinh tế có đang kéo phương Tây đi xuống? (Ảnh: laprogressive.com)

Nhân khẩu học không phải là ngành khoa học chính xác. Vô số các dự đoán lớn, từ những dự đoán của Malthus* cho tới dự đoán của Câu lạc bộ Rome**, đã chứng tỏ sai sót. Nhưng, theo một bài luận rất thuyết phục mới đây được xuất bản trên tạp chí Foreign Affairs, thì một xu hướng song hành nhân khẩu học và kinh tế đang diễn ra và sẽ dẫn tới sự thay đổi ngoạn mục vào giữa thế kỷ này. Cái thế giới phương Tây sẽ chỉ chiếm 12% dân số thế giới, với số dân châu Âu sẽ giảm xuống chỉ còn chiếm 6%. (Năm 1913, năm trước khi diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu vẫn đông dân hơn so với Trung Quốc). Về mặt kinh tế, phương Tây sẽ chiếm khoảng 30% sản lượng toàn cầu - mức tương đương với tỷ lệ của châu Âu trong thế kỷ 18 và giảm xuống từ mức 68% của năm 1950.

Những gì chúng ta có thể sắp chứng kiến là "sự trở lại quá khứ", nơi phương Tây quay về vị trí cũ của mình trên thế giới trước khi quá trình đi xuống lâu dài và mang tích lịch sử của Trung Quốc hình thành vào đầu thế kỷ 19. Giai đoạn dài phương Tây chiếm ưu thế toàn cầu sắp kết thúc, lại được thúc đẩy và làm tăng tốc nhanh hơn bởi những sai lầm và thái độ vô trách nhiệm của chính phương Tây. Chúng ta đang bước vào giai đoạn của chu kỳ lịch sử mới, ở đó tỷ lệ người phương Tây sẽ ít hơn, nhiều người châu Phi và Trung Đông hơn, và nhiều người châu Á - với vị thế kinh tế và chiến lược lớn hơn hơn.

Chính có những con số ở trên nên cần phải xem xét quyết định không tham dự hội nghị thượng đỉnh Âu-Mỹ dự kiến diễn ra tại Madrid vào tháng 5 của Barack Obama. Sẽ thích hợp nếu sử dụng công thức được định ra trong thời chiến tranh lạnh để miêu tả sự đi lên tương đối của Mỹ và Liên Xô và áp dụng khái niệm "sự đi xuống tương đối" cho mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu hiện tại. Một nước Mỹ có thể đang sắp trải qua quá trình đi xuống tương đối, nếu không muốn nói là tuyệt đối, đã lựa chọn thờ ơ trước một châu Âu mà trong mắt Mỹ không còn là vấn đề so với châu Á và Trung Đông nữa, và điều này không giúp được gì nhiều trong việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề vẫn khiến người Mỹ phải âu lo nhiều nhất.

Theo quan điểm nóng vội và mang tính khiêu khích, một số trong giới truyền thông Mỹ đã bắt đầu nói về Obama như là "Jimmy Carter thứ hai" và dự đoán rằng ông sẽ chỉ phục vụ được một nhiệm kỳ. Những gì nghiêm túc hơn là cảm giác rằng hệ thống chính trị Mỹ, với khả năng không thể vượt quá ranh giới đảng phái và tạo nên sự đồng thuận dân tộc, đang ngày càng xơ cứng hơn.

Các thể chế chính trị đã lỗi thời như chính cơ sở hạ tầng của nước này. Tất cả đã được hình thành hơn 2 thế kỷ nay trong một thế giới gần như toàn ruộng đất. Ngày nay, nhiều người đã cho rằng, chúng cần phải được thay đổi và vực dậy lại. Nhưng điều này có vẻ là không thể, nếu xét tới tính bất khả xâm phạm mà nhiều người Mỹ vẫn nói khi đế cập tới bản hiến pháp của nước mình.

Đối với Liên minh châu Âu, vấn đề không phải là điều gì sẽ không diễn ra tại Madrid. Vấn đề của EU còn hơn nhiều cả những gì xảy ra ở Copenhaghen tháng 12 năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh "cứu lấy trái đất", hay những gì diễn ra trước mắt chúng ta với thách thức mà đồng euro đang gặp phải do sự yếu thế của các nhà nước thành viên gây nên, mà đáng chú ý nhất chính là Hy Lạp.

Tại Copenhaghen, châu Âu đến với quan điểm phổ biến và trách nhiệm. EU đang thể hiện cách đi của mình trước những cường quốc lớn khác và cư xử như một "học sinh gương mẫu" của "lớp học" thế giới.  Liên minh châu Âu đã bị làm ngơ, với việc Mỹ và Trung Quốc lựa chọn không tán đồng với người lãnh đạo của tổ chức này. Châu Âu phải nhận ra rằng mình không thể được xem là mô hình cho bất cứ ai nếu không ai còn coi nó một cách nghiêm túc là một ông lớn của thế giới.

Nhưng làm sao bạn có thể được người khác nhìn nhận nghiêm túc nếu bạn không tự nghiêm túc với chính mình? Người đứng đầu cơ quan ngoại giao của EU, Baroness Catherine Ashton, đã cố gắng thanh minh cho việc bà không tới Haiti sau vụ động đất kinh hoàng và nói rằng, "tôi không phải là y tá hay nhân viên cứu hỏa". Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vẫn tới nơi hoang tàn này để chứng tỏ cho những người ở đây thấy sự hỗ trợ và quan tâm.

Đối diện với những biến đổi nhân khẩu học và kinh tế mang tính cách mạng, Mỹ và châu Âu nên cư xử theo một thái đội trách nhiệm hơn. Thay vì thờ ơ trước châu Âu (cách làm của Mỹ), hay than tiếc cho cái tôi bị tổn thương (như châu Âu), họ nên đối diện với thách thức chung mà họ gặp phải sau quá trình toàn cầu hóa mà mình đã không còn có thể kiểm soát được nữa.

* Nội dung chính của quy luật dân số mà Malthus đưa ra trong cuốn sách viết năm 1798 được thể hiện như sau: Trong điều kiện thuận lợi, dân số, nếu tăng theo cấp số nhân sẽ đạt số lượng gấp đôi sau 20-25 năm, còn sản xuất thực phẩm và đồ tiêu dùng cần thiết chỉ tăng theo cấp số cộng, thì (dân số) sẽ không thể tăng thêm với tốc độ đó nữa. Khi đó, do bùng nổ dân số, nghèo đói sẽ đe dọa vận mệnh toàn nhân loại. Về mặt này T. Malthus chịu ảnh hưởng của lý thuyết phổ biến thời bấy giờ - quy luật giảm dần sự màu mỡ của đất

** The Limits to Growth (Những hạn chế đối với sự phát triển) là cuốn sách viết năm 1972 của nhóm, mô hình hóa những ảnh hưởng của việc tăng nhanh dân số và những nguồn tài nguyên hữu hạn.

(Theo Đình Ngân // VietNamNet)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Nga cho phép nước ngoài khai thác các mỏ dầu thềm lục địa
  • Nga đánh mất thị trường khí đốt tại Mỹ và châu Âu
  • Mông cổ: Hơn 4,5 triệu gia súc bị chết vì mùa đông khắc nghiệt
  • Chiến tranh lạnh tại Bắc Cực
  • Người Pháp béo phì
  • CBI cảnh báo kinh tế Anh phục hồi ở mức yếu
  • Nước Đức đang ngập trong nợ nần
  • Ngành Ngân hàng Nga chật vật cải cách