Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cung - cầu lao động: Vừa thiếu, vừa thừa!

Tại hội thảo đào tạo theo yêu cầu xã hội với sự tham gia của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh tổ chức tháng 1-2009 vừa qua,

Sở Giáo dục - Đào tạo cho biết, hiện nay mạng lưới đào tạo nghề nghiệp trong toàn tỉnh được đánh giá là khá hoàn chỉnh, hàng năm cung cấp cho xã hội hàng vạn lao động với nhiều cấp độ, nhiều ngành nghề đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề vẫn còn nhiều bất cập như đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng, các trường còn thiếu học viên có tay nghề để cung ứng cho doanh nghiệp trong khi nhiều học viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm.

Yếu các kỹ năng “mềm”!

Tại hội thảo, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội May thêu đan TP.HCM cho rằng, hiện nay nhiều người còn xem nhẹ việc trang bị các kỹ năng mềm, trong khi những kỹ năng này lại rất quan trọng trong công việc, những người yếu kỹ năng này có thể thất bại ngay từ khâu xin việc. Cụ thể nhất là kỹ năng thuyết trình của phần lớn học sinh hiện nay còn rất kém. Các kỹ năng mềm như tin học, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, thuyết trình... không chỉ giúp mọi người hoàn thành tốt công việc mà còn quyết định sự thăng tiến của cá nhân về lâu dài.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Huy Lâm (Công ty Chăn nuôi Đồng Tiến, Bến Cát) cho biết số học sinh được đào tạo ở một trường trong tỉnh mà công ty sử dụng làm việc rất tốt về chuyên môn, có ý thức tổ chức kỷ luật cao nhưng trình độ ngoại ngữ lại quá kém - một bảng hướng dẫn sử dụng thuốc đơn giản vẫn không đọc được. Đây là điều mà các trường đào tạo cần quan tâm, cần trang bị khả năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành dù là cơ bản nhất cho học sinh, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với công việc thực tế.Một nghịch lý giữa cung - cầu lao động vẫn diễn ra lâu nay là tình trạng vừa thiếu, vừa thừa! Các doanh nghiệp không tuyển được lao động có tay nghề, trong khi có không ít người lao động phải chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm. Thực tế đó cho thấy, xã hội không thiếu việc làm mà do người lao động thiếu sự chuẩn bị cho nhu cầu của xã hội. Hơn nữa, theo nhận định của nhiều người, tác phong công nghiệp của thanh niên lao động hiện nay còn kém, ý thức chấp hành quy định nơi làm việc, nhất là lao động nam còn chưa nghiêm. Đây cũng là điều đáng suy nghĩ vì trong bất cứ giai đoạn nào yếu tố con người vẫn đóng vai trò quyết định.

Đào tạo nghề cần phù hợp với nhu cầu

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện tỉnh có 4 trường cao đẳng nghề, 4 trường trung cấp nghề, 13 trung tâm dạy nghề và 19 cơ sở dạy nghề. Với quy mô đào tạo hàng chục ngàn học viên có tay nghề cho thị trường lao động, phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp đang than phiền khi tuyển dụng lao động vào làm việc phải đào tạo lại gây tốn kém và mất nhiều thời gian. Để làm tốt việc này, ngoài việc các trường cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn, còn cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp với trường đào tạo. Theo ông Diệp Thành Kiệt, đòi hỏi người học việc phải làm việc được ngay tại các doanh nghiệp là không khả thi, vì ít nhiều vẫn phải có thời gian để người lao động có thể thích ứng. Hơn nữa công việc cụ thể luôn luôn thay đổi nên vẫn phải dạy cho người học phương pháp để có thể tiếp cận với nhiều công việc khác là thực tế nhất.

Nếu so với trước đây, việc chọn ngành học phù hợp cũng như khả năng thích ứng nhanh với công việc sau khi ra trường của học viên hiện nay ngày càng được nâng cao. Ông Huỳnh Đình Trí, Trưởng phòng Đào tạo - trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore cho biết: Hiện nay điện công nghiệp, cơ khí là những ngành đang được xã hội cần và được học viên đăng ký học nhiều nhất. Trong quá trình học nhà trường bảo đảm cho học viên đi thực tập tại các công ty, xí nghiệp để có thêm kinh nghiệm thực tế nên khi tốt nghiệp ra trường các em dễ dàng nắm bắt được công việc”. Ông Phạm Đăng Mạnh Quỳnh, giáo viên Khoa Điện tự động hóa của trường thì nói, chương trình dạy của môn này chiếm đến 2/3 số giờ thực hành trên máy và thiết bị nhằm bảo đảm kỹ năng, tay nghề thực tế cho các em. Ở đây, luôn có các công ty đến phỏng vấn tuyển dụng trước khi các em tốt nghiệp nên hầu như học sinh tốt nghiệp đều có việc làm.

Nhiều ý kiến nhìn nhận, khó khăn về nguồn nhân lực của tỉnh thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc phát triển mạng lưới dạy nghề và xã hội hóa công tác dạy nghề. Tuy nhiên, khi phát triển dạy nghề phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng; đồng thời phải ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa nhà trường và doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông tin, đặt hàng thì nhà trường mới đào tạo nguồn lao động theo đúng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, việc đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội là một việc làm cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp - nhà trường và ngược lại. Được như vậy, xã hội mới có đội ngũ nhân lực có chất lượng.

(Theo báo Bình dương)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Năm 2009: Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng hơn 40.000 lao động
  • Doanh nghiệp - Doanh nhân Chung tay kiềm chế gia tăng thất nghiệp
  • Giải quyết thế nào?
  • Lao động nhập cư vào các tỉnh, thành phố lớn: Nữ lao động cần được hỗ trợ
  • Xuất khẩu lao động: Đóng cửa thị trường Malaysia?
  • Các doanh nghiệp đã “đặt hàng” hơn 10.000 lao động
  • Ðào tạo nghề cho nông dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển
  • Malaysia ngừng nhập khẩu lao động nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu