Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp sau cổ phần hóa Người lao động có thực sự là chủ ?

Những ngày gần đây, ở thành phố đã có nhiều vụ ngừng việc tập thể nhằm đề nghị lãnh đạo doanh nghiệp xem xét chế độ, quyền lợi đối với người lao động (NLĐ).

Đáng chú ý là các vụ ngừng việc tập thể này đều ở những doanh nghiệp cổ phần như Công ty cổ phần Tràng Tiền, Công ty cổ phần Dược phẩm TƯ 2. Điều đó cho thấy, sau cổ phần hóa đã nảy sinh nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống NLĐ.

 

Từ chuyện nhùng nhằng kem Tràng Tiền

Chuyện xảy ra ngày 12-11, khi ông Hà Trọng Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) ký quyết định ngừng bán kem để "vệ sinh" máy móc và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngay sau đó, hàng trăm CBCNV đã tụ tập tại Công ty phản đối việc này, làm đơn gửi các cơ quan chức năng vì cho rằng quyền lợi của họ bị xâm phạm, việc tạm dừng sản xuất và bán hàng là vô lý, ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của họ. Theo trình bày của những NLĐ, trước khi sáp nhập, CBCNV Công ty cổ phần Tràng Tiền được hưởng chế độ tiền lương cơ bản và được hưởng thêm lương hiệu quả kinh doanh. Nhưng từ khi sáp nhập với Tập đoàn Đại Dương (từ tháng 10-2008), phần lương hiệu quả đã giảm theo tỷ lệ doanh thu so với các tháng trước. Theo một số đại diện trong BCH Công đoàn của công ty, mức chi lương theo năng suất lao động phải được trích từ kết quả kinh doanh với mức 50% lợi nhuận sau thuế.

 

Về những thắc mắc của NLĐ, ông Hà Trọng Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đại Dương cho rằng, việc dừng hoạt động kinh doanh trên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm kem của Công ty và đã được thông báo bằng văn bản. Trong thông báo đã ghi rõ NLĐ nghỉ việc nhưng vẫn được hưởng lương đầy đủ. Như vậy, phía công ty vẫn thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ đối với NLĐ. Riêng vấn đề phân chia lợi nhuận, đại diện Công đoàn đã khẳng định, hầu hết NLĐ sau khi cổ phần hóa đã bán hết cổ phiếu ra ngoài. Chính điều này đã vô tình khiến họ mất quyền làm chủ đối với doanh nghiệp, nhất là đối với khoản lợi nhuận của Công ty. Ông Nam cũng bày tỏ, các quyền lợi liên quan đến chia thưởng, thu nhập và các quyền lợi khác cho nhân viên, HĐQT đã có yêu cầu kế toán cung cấp kết quả kinh doanh cùng các đề xuất bằng văn bản cũng như cần phải trao đổi với cổ đông. Hơn nữa, mức lương, thưởng phải được HĐQT thông qua dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và sẽ do HĐQT Công ty quyết định.

 

Đến việc thua lỗ tại Dopharma

Nếu như ở Công ty cổ phần Tràng Tiền là chuyện nhùng nhằng trong việc phân chia lợi nhuận thì ở Công ty cổ phần Dược phẩm TƯ 2 (Dopharma) lại là chuyện ngược lại. Công ty làm ăn thua lỗ, đời sống NLĐ không được bảo đảm. Hơn thế, đồng vốn do họ đóng góp bằng cổ phiếu không những không sinh lời mà còn bị hao hụt một lượng lớn.

 

Theo trình bày của NLĐ, sau 3 năm chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần (từ tháng 3-2005), thu nhập bình quân của NLĐ từ  hơn 2 triệu đồng/tháng đã rớt dần xuống hơn 1 triệu đồng/tháng rồi  700.000 - 800.000 đồng/tháng. Thậm chí, từ đầu năm 2008 đến nay, NLĐ luôn thiếu việc làm, tuần chỉ được làm việc 3 - 4 ngày.

 

Hoang mang, bức xúc, tập thể công nhân tại đây đã nhiều lần kêu cứu và yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Công ty nhưng đều rơi vào im lặng. Sự việc càng trở nên căng thẳng tại đại hội cổ đông thường niên được tổ chức vào 30-8 vừa qua (chậm hơn 2 tháng so với luật định), HĐQT đã không giải đáp thấu đáo những thắc mắc của cổ đông như làm ít nghỉ nhiều, không có việc để làm… Mất niềm tin vào lãnh đạo, đại diện một số cổ đông và cũng chính là NLĐ tại Công ty đã yêu cầu HĐQT họp bãi miễn chức vụ Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT với ông Lê Ngọc Phan và có câu trả lời trước 15-11. Nhưng yêu cầu này đã không được đáp ứng.

 

Nhìn nhận về nguồn cơn để Dopharma rơi vào tình cảnh này, cả Chủ tịch Công đoàn công ty cũng như Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Lê Ngọc Phan khẳng định do công ty chưa có tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc GMP - WHO theo quy định của Bộ Y tế nên không đăng ký được gia hạn cấp số đăng ký thuốc. Và chính điều này đã khiến Công ty cổ phần Dược phẩm TƯ 2 không được sản xuất nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh và thuốc tiêm, những sản phẩm thế mạnh của Công ty từ trước tới nay. Theo ông Lê Ngọc Phan, những khuyến cáo về tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc GMP - WHO đã được Bộ Y tế đưa ra từ năm 1999 và đã có lộ trình áp dụng thực hiện từ tháng 7-2008. Như vậy, lộ trình đã có, thông báo đã rõ nhưng việc chậm tiến hành theo tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc GMP - WHO của HĐQT đã khiến hàng trăm lao động tại đây rơi vào cảnh thiếu việc làm, thu nhập thấp.

 

Từ hai câu chuyện ở hai công ty sau cổ phần hóa mới thấy rằng, NLĐ trong các công ty cổ phần đang tự đánh mất quyền làm chủ của mình. Một mặt, nhiều lao động sau khi được mua cổ phiếu ưu đãi đã bán ra ngoài kiếm lời trước mắt. Vô hình trung, họ đã tự tước bỏ quyền làm chủ của mình như ở Công ty cổ phần Tràng Tiền. Điều đó cũng khiến họ trở thành người làm công hưởng lương theo thị trường lao động.

 

Ngược lại, chuyện ở Công ty cổ phần Dược phẩm TƯ 2, Ban lãnh đạo chưa đủ năng lực, không đủ sức đưa Công ty phát triển, gây thiệt thòi cho NLĐ. Nhưng đáng nói hơn là bản thân NLĐ thiếu hiểu biết về pháp luật để có những quyết định kịp thời khi mình vẫn là chủ của những đồng vốn góp vào Công ty.


(Theo HNM)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu