Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

11 tháng, nhập siêu 16,9 tỷ USD

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 26/11, mức nhập siêu của Việt Nam trong tháng 11/2008 ước tính đạt 500 triệu USD.

Còn tính chung 11 tháng đầu năm, nhập siêu đã đạt 16,9 tỷ USD, bằng 28,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sau khi cơ quan thống kê đưa ra con số nhập siêu thực hiện tháng 10/2008 đạt hơn 660 triệu USD, nhiều ý kiến cho rằng nhập siêu đang tạo xu hướng tăng lên vào những tháng cuối năm do các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu để đẩy mạnh sản xuất.

Với con số mới được cập nhật, vấn đề dường như vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, xuất khẩu đang có xu hướng giảm trong vài tháng trở lại đây...

Xuất khẩu giảm do giá giảm

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2008 ước tính đạt 4,8 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu so với tháng trước đó, con số của tháng này lại giảm 4,8% (tháng 10 giảm 4,4%).

Kim ngạch giảm do giá một số mặt hàng xuất khẩu giảm như giá dầu thô giảm 29%, giá gạo giảm 10%, giá than đá giảm 7%...

Tính chung 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 58,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước thu về 26,1 tỷ USD, tăng 40,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt gần 22,5 tỷ USD, tăng 28,6%; dầu thô đạt 9,9 tỷ USD, tăng 30,9%.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều duy trì mức tăng cao trong 11 tháng qua.

Dầu thô đạt giá trị xuất khẩu cao nhất, tiếp đến là dệt may cũng mang về 8,4 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ; thủy sản đạt 4,3 tỷ USD, tăng 24,8%; giày dép đạt 4,2 tỷ USD, tăng 18,3%, gạo đạt 2,7 tỷ USD, tăng 89,1%; hàng điện tử, máy tính đạt 2,5 tỷ USD, tăng 29,5%; than đá đạt 1,4 tỷ USD, tăng 50,5%...

Nhập khẩu không tăng vào tháng cuối năm

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2008 ước tính đạt 5,3 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,1% so với tháng trước đó.

Đa số các mặt hàng Việt Nam phải nhập khẩu nhiều đều giảm kim ngạch: xăng dầu giảm 12% (giá giảm 21,4%); máy móc thiết bị giảm 8,5%; vải giảm 7,5%; chất dẻo giảm 10,2%; sắt thép giảm 5,2%...

Tính chung 11 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đã đạt 75,4 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 48,9 tỷ USD, tăng 40%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 26,5 tỷ USD, tăng 35,6%.

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt cao nhất với 12,6 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ; xăng dầu đạt 10,6 tỷ USD, tăng 58,3% (giá xăng dầu tăng 53,5%); sắt thép đạt 6,4 tỷ USD, tăng 46,3% (giá phôi thép tăng 45,8%); vải đạt 4,2 tỷ USD, tăng 15%; điện tử - máy tính và linh kiến đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28,1%; nguyên phụ liệu dệt may da đạt 2,2 tỷ USD, tăng 13,3%; phân bón đạt 1,5 tỷ USD, tăng 69,7% (giá phân bón tăng  94,2%).

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi