Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các giải pháp đối phó nhằm ổn định sự tăng trưởng của khu vực nông nghiệp, nông thôn

Ngày 25/11, tại Hà Nôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội thảo "Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới đến nông nghiệp Việt Nam" nhằm đưa ra những dự báo cho năm 2009 và các giải pháp đối phó nhằm ổn định sự tăng trưởng của khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tại cuộc hội thảo này, các chuyện gia kinh tế, thị trường, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng khối nông nghiệp - nông thôn đã cùng nhau nhìn nhận, đánh giá những vấn đề tài chính, tin dụng thế giới và trong nước có liên quan chặt chẽ đến việc xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm sản và các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Theo đánh giá cuả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn một cách tổng thể, năm 2008 là năm sản xuất nông, lâm, thuỷ sản được mùa, được giá. Tuy nhiên, trong quý 4 năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và hầu hết các nước đều được mùa làm giá nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh và ở mức quá thấp, tác động sâu đến nông nghiệp. Những tác động này đã bắt đầu bộc lộ từ tháng 9/2008 với việc tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản giảm dần, trong đó, tháng 9 đạt 1,5 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng 8; tháng 10 đạt 1,3 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng 9; tháng 11 đạt 1,2 tỷ USD, giảm 12% so với tháng 10. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu của tháng 11/2008 đã giảm gần 32% so với tháng 7/2008 - là tháng đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục đạt 1,75 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ (NN&PTNT) Cao Đức Phát cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành nông nghiệp trong năm 2008 cao gấp 1,8 lần GDP của ngành nông nghiệp chứng tỏ nông nghiệp của nước ta là một nền nông nghiệp mở rất rộng. Vì vậy, những tác động của thị trường quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp tới đời sống và thu nhập của nông dân. Đối với các mặt hàng xuất khẩu cụ thể như cao su, hồ tiêu, cà phê, gạo đã giảm và giá đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm… Diễn biến thị trường cũng hết sức nhanh vì vậy cần phải thảo luận để đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời.

TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp đã chỉ ra những bất lợi như tỷ giá hối đoái của chúng ta bất lợi so với các nhà xuất khẩu nông nghiệp khác, thiên tai, dịch bệnh, công tác chỉ đạo điều hành yếu kém, vấn đề lãi suất cho vay vốn đang là trở ngại lớn, phối hợp giữa người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu… Đây là những khó khăn không mới song trong tình hình bất lợi hiện nay thì nó càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Trước những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới, ngành Nông nghiệp đã đề xuất tập trung vào những giải pháp như gia tăng sản xuất, tăng cường thông tin dự báo, xúc tiến thị trường mới, đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn. Theo đó, công tác sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi cần phải giữ vững sản lượng cây lương thực (lúa, ngô) để đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ xuất khẩu 4,5-5 triệu tấn; ngành chăn nuôi, thủy sản cần tận dụng cơ hội giá nguyên liệu đầu vào giảm để thúc đẩy sản xuất, chiếm lĩnh thị trường trước khả năng thực phẩm nhập khẩu sẽ “đổ bộ” ồ ạt vào Việt Nam với giá rẻ. Công tác thông tin, dự báo thị trường phải được cải thiện mạnh mẽ để có thể tận dụng những cơ hội thuận lợi trên thị trường đảm bảo người nông dân có thể ứng phó linh hoạt hơn.

Đặc biệt, ông Trang Hiếu Dũng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Bộ NN&PTNT cho rằng, thị trường trong nước vẫn chưa được chú ý đến khi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta như cà phê, hạt điều, chè đều hướng ngoại tới 80-90% sản lượng. Vì vậy, cần phải chiếm lĩnh lại thị trường này bằng cách nâng cao chất lượng, công nghệ chế biến, tăng kích cầu nội địa… Về lĩnh vực an sinh xã hội cũng sẽ là một vấn đề không nhỏ khi ngành công nghiệp, dịch vụ gặp khó khăn sẽ đẩy một lượng lao động tạm thời trở về nông thôn khiến nguy cơ tái nghèo gia tăng. Giải pháp an sinh xã hội được đề xuất tập trung hỗ trợ vốn sản xuất cho các hộ nghèo, tăng dự trữ quốc gia để có thế cung cấp cho người dân phục hồi sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh…/.
 

(Theo Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi