Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ phê duyệt chiến lược bảo hộ sản xuất công nghiệp

Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước giai đoạn đến năm 2020 vừa được Chính phủ phê duyệt tuần qua. Nhóm các giải pháp được ưu tiên sử dụng trong chiến lược gồm công cụ thuế, phi thuế và chính sách đầu tư..

Bên cạnh việc sử dụng các công cụ thuế, rào cản kỹ thuật, thì việc khuyến khích phát triển ngành có lợi thế, ngành mũi nhọn được coi là chiến lược bảo vệ lâu dài. Tập trung sản xuất kinh doanh những sản phẩm có lợi thế trong công nghiệp, ưu tiên công nghiệp mũi nhọn là biện pháp bảo vệ hữu hiệu lâu dài
Bảo hộ bằng thuế đối với một số ngành hàng
Chính phủ tiếp tục bảo hộ bằng thuế đối với một số ngành hàng cần được hỗ trợ, tuy nhiên vẫn đảm bảo trong điều kiện cho phép của WTO và cam kết của Việt Nam về lộ trình giảm thuế suất nhập khẩu, 
Phương pháp khác là áp dụng thuế phần trăm để đảm bảo tính minh bạch, hạn chế áp dụng thuế tuyệt đối. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nhằm bảo vệ sản xuất nội địa sẽ được áp dụng trong những trường hợp cần thiết mà không vi phạm quy định của WTO.
Ngoài ra còn có các biện pháp bảo hộ phi thuế như bảo vệ thương mại tạm thời, tổ chức quản lý cạnh tranh, chống trợ cấp, phá giá, hàng rào kỹ thuật và an toàn vệ sinh dịch tễ. 
Đối với nhóm các mặt hàng có tác động quan trọng đến kinh tế-xã hội như xăng dầu, dược phẩm, sách báo, gạo, đường, phân bón, xi măng, kim loại quý, sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ dịch vụ phân phối.
Phân loại các nhóm hàng cần được bảo hộ
Bên cạnh việc phân loại hệ thống các mặt hàng công nghiệp, xác định rõ nhóm hàng hóa cần được bảo vệ, thì chiến lược còn tập trung hướng tới sản xuất kinh doanh những sản phẩm có lợi thế trong công nghiệp, ưu tiên công nghiệp mũi nhọn.
Và Chính phủ coi đây là biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất đối với sản xuất công nghiệp trong nước.
Theo đó, chiến lược bảo hộ công nghiệp tiếp tục giảm dần và xóa bỏ sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả hàng hóa (trừ một số mặt hàng chiến lược, thiết yếu), tôn trọng các quy luật của thị trường và nền kinh tế.
Đồng thời, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải từ vốn ngân sách hoặc thiếu chiến lược phát triển bền vững. Khuyến khích đón nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực cần nhiều vốn, công nghệ cao.
Ngoài ra, Chính phủ cũng nêu ra một số nhóm chính sách, giải pháp liên quan đến vốn, môi trường và đào tạo nhân lực như những công cụ hỗ trợ đồng bộ cho chiến lược nêu trên.
Thủ tướng yêu cầu trước ngày 20-11 hàng năm, các bộ, ngành và địa phương báo cáo về Bộ Công Thương tình hình triển khai, kết quả thực hiện trong năm về các giải pháp,chính sách trong chiến lược và báo cáo lên Thủ tướng. Các bộ, ngành dưới sự chủ trì của Bộ Công Thương sẽ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện chiến lược lần thứ nhất vào năm 2010.

(Theo Vinanet)

  • Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2008
  • “Thả nổi” giá dịch vụ hàng không
  • Kinh doanh bằng vốn văn hóa
  • Chính phủ thúc đẩy giải ngân dự án giao thông trọng điểm
  • Xuất khẩu điều “vấp” khủng hoảng tài chính
  • Theo dòng thời sự: Vẫn chỉ là độc quyền doanh nghiệp!
  • Về giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng: Tránh kích cầu vào lĩnh vực kém hiệu quả
  • Năm 2009: Dự toán thu ngân sách nhà nước hơn 389 nghìn tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi