Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp gốm sứ thu hẹp sản xuất

Có đến 80% số doanh nghiệp ngành gốm sứ xây dựng đã phải dừng một hoặc nhiều dây chuyền sản xuất, do một nửa sản phẩm làm ra không có khả năng tiêu thụ.

Theo báo cáo của Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, trước tình trạng trầm lắng của thị trường bất động sản và diễn biến không thuận lợi của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trong ngành này đã phải thu hẹp sản xuất.
 
Ông Đinh Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam cho biết, chỉ 20% số doanh nghiệp trong ngành chạy đủ 100% dây chuyền. Đó là những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, có đơn hàng ổn định và thương hiệu tốt, như Bạch Mã, Đồng Tâm… Số doanh nghiệp còn lại đều đã giảm bớt công nhân làm việc, hoặc làm luân phiên. Bởi vậy, đời sống của hàng vạn công nhân ngành gốm sứ đang gặp nhiều khó khăn.
 
Với 750 cán bộ và công nhân làm việc trực tiếp, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, Công ty cổ phần Viglacera Đáp Cầu đã phải dừng một dây chuyền sản xuất từ quý III. Theo Ông Nguyễn Thành Trì, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Viglacera Đáp Cầu, tiêu thụ sản phẩm có hơn hồi tháng 10 nhưng vẫn còn kém xa năm ngoái. Công ty đã phải cho 300 công nhân nghỉ việc và với tình hình này, chắc chắn mục tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2008 của doanh nghiệp sẽ không đạt được.
 
Đối với Công ty cổ phần Viglacera Việt Trì, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Ông Nguyễn Thế Anh, Giám đốc Viglacera Việt Trì cho hay, mặc dù có nhiều cố gắng để duy trì sản xuất đến hết năm, nhưng do lượng hàng tồn kho lớn, cuối tháng 11 vừa qua, công ty đã phải dừng 1 lò sản xuất và điều chuyển một nửa số công nhân vào nhà máy tại Bình Dương. Để duy trì việc làm và trả lương cho 370 lao động, công ty đang thực hiện chủ trương chung của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) là tích cực tìm giải pháp nâng cấp sản phẩm, đầu tư sản xuất sản phẩm chất lượng cao hơn so với số lượng ít để tạo tính độc đáo cho sản phẩm nhằm kích thích tiêu thụ.
 
So với thời điểm diễn ra cuộc gặp mặt các doanh nghiệp hội viên để bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cho ngành gốm sứ (cuối tháng 9/2008), theo Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, hiện tại, sức tiêu thụ có khá hơn, nhưng lượng hàng tồn kho lại chưa giảm. Đặc biệt, do phải dừng nhiều dây chuyền sản xuất, nên số lượng công nhân nghỉ việc tăng cao. Ông Huy cho biết, trừ số ít trường hợp nghỉ việc hẳn, số còn lại được doanh nghiệp giải quyết bằng làm luân phiên, cho tạm nghỉ để hưởng lương tối thiểu, lương trợ cấp từ nguồn quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
 
“Bức tranh” của ngành gốm sứ xây dựng nước ta năm 2009 được dự báo sẽ tiếp tục là gam màu xám. Cơ sở của dự báo này, theo ông Huy, là do thị trường bất động sản vẫn chưa có chuyển động tích cực. Bên cạnh đó, tuy một số chính sách về tín dụng có được cải thiện, nhưng doanh nghiệp vẫn khó vay vốn. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát và sứ vệ sinh sẽ khó khăn hơn cả, vì lượng tồn kho lớn.
 
Theo ông Huy, để kích cầu thị trường, Nhà nước cần có những gói hỗ trợ cụ thể cho từng ngành hàng, như có chính sách xây dựng nhà cho thuê, nhà giá rẻ, nhà ở cho cán bộ - công nhân… Có như vậy, sản phẩm của các doanh nghiệp ngành gốm sứ mới mong có cơ hội tiêu thụ và đó cũng là giải pháp quan trọng giúp thị trường bất động sản chuyển động.

(Theo Vinanet)

  • Biện pháp để phát triển cà phê bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
  • Kinh tế Việt Nam chứng tỏ khả năng phục hồi nhanh
  • Năm 2009: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội
  • PCI 2008: Đánh giá của địa phương “rớt hạng”
  • Thấy gì từ năng lực cạnh tranh các tỉnh năm nay?
  • Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Mục tiêu 2020
  • Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm 2008 và 2009
  • Năm 2012: Việt Nam sẽ có vệ tinh thứ 2 được phóng vào quỹ đạo mang tên VNREDSat-1
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi