Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đối thoại: Không để xảy ra tiêu cực trong miễn, giảm thuế

Nếu thực hiện giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho DNNVV, năm 2009, ngân sách nhà nước sẽ giảm thu 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là việc cần thiết để hỗ trợ DNNVV. Khi phục hồi sản xuất-kinh doanh, DNNVV sẽ đóng góp nhiều hơn vào ngân sách”, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phạm Văn Huyến phát biểu.

Thưa ông, theo Luật Quản lý thuế, thẩm quyền miễn, giảm thuế, gia hạn nợ thuế được giao cho cơ quan thuế, vậy liệu việc miễn, giảm thuế trên diện rộng có xảy ra tình trạng tiêu cực?

Chúng tôi đã nhận thức điều này và lường trước những tình huống có thể xảy ra tiêu cực trong việc miễn, giảm thuế. Chính vì vậy, ngay từ đầu, ngành thuế đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục hoàn thuế, miễn và giảm thuế cũng như gia hạn thời gian nộp thuế. Tôi khẳng định, ngành thuế kiên quyết loại bỏ tình trạng xin-cho, tiêu cực trong việc miễn, giảm thuế.

Lý thuyết thì như vậy, còn trong thực tế, việc phát sinh khá nhiều phức tạp không dễ khắc phục, thưa ông?

Toàn bộ quy trình miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế, tiêu chí miễn, giảm thuế đều được cơ quan thuế công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, DN căn cứ vào các tiêu chí này để biết mình có thuộc diện được miễn, giảm thuế không và miễn, giảm thuế được bao nhiêu.

Tôi nhấn mạnh rằng, DN được quyền tự xác định số tiền miễn, giảm và phải tự chịu trách nhiệm về sự trung thực của mình. Nếu DN có hành vi gian lận thuế, trốn thuế thì đã có chế tài xử lý rất nghiêm minh kể cả việc kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu đủ thuế gian lận; thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn đến việc thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề...

Trong đợt tổng miễn, giảm thuế lần này, sẽ có hàng chục ngàn DNNVV được “ân hạn”, nên nhiều DN lo ngại trước tình trạng bị kéo dài thời gian xét duyệt miễn, giảm thuế?

DN có thể hoàn toàn yên tâm về việc này. Cơ quan thuế bảo đảm không để hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế bị ùn tắc. Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý thuế ra quyết định miễn, giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế rõ về lý do không thuộc diện được miễn, giảm thuế.

Trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn ra quyết định miễn, giảm thuế là 60 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ). Cơ quan thuế có thể trực tiếp tiếp nhận hồ sơ miễn, giảm thuế hoặc DN có thể gửi hồ sơ qua đường bưu chính. Bên cạnh đó, DN có thể gửi hồ sơ bằng giao dịch điện tử. Trong mọi trường hợp, hồ sơ miễn, giảm thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo cho DN biết để hoàn chỉnh hồ sơ.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp không ít khó khăn, không chỉ có DNNVV, mà ngay cả DN lớn cũng gặp khó khăn. Vậy nếu chỉ giảm thuế cho DNNVV thì liệu đã công bằng chưa, thưa ông?

Chính sách thuế của nước ta được áp dụng thống nhất cho mọi loại hình DN, tất cả DN không phân biệt quy mô, sở hữu đều phải chịu một mức thuế suất phổ thông giống nhau, đều được hưởng các chính sách ưu đãi như nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta chỉ có thể giảm 30% thuế suất thuế TNDN cho DNNVV là phù hợp, vì đối tượng này do quy mô vốn nhỏ, phần nhiều mới được thành lập, nên chưa có kinh nghiệm, hạn chế về thị trường, nên gặp khó khăn hơn.

Ngoài ra, DNNVV là khu vực tạo ra nhiều công ăn, việc làm nhất, việc sử dụng chính sách tài chính để hỗ trợ đối tượng này vượt qua khó khăn chính là gián tiếp thực hiện chính sách an sinh xã hội. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, một bộ phận DNNVV sẽ rơi vào tình trạng giải thể, phá sản và hệ quả của nó là hàng chục ngàn lao động không có công ăn, việc làm, tạo ra áp lực cho xã hội.

Nhưng DN có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cho rằng, việc chỉ miễn giảm cho DNNVV là sự phân biệt đối xử, vì hầu hết DN có vốn đầu tư nước ngoài đều là DN lớn, không nằm trong đối tượng được miễn, giảm thuế?

Chúng ta không hề phân biệt đối xử. Chính sách miễn, giảm thuế được áp dụng cho DNNVV gặp khó khăn, không phân biệt loại hình DN. Trong 2 năm 2008-2009, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng các giải pháp tình thế, cấp bách tương tự như Việt Nam và đều không bị coi là phân biệt đối xử.

(Theo Đầu tư)

  • Đời Sống Xã Hội : Sắp công bố chỉ số năng lực cạnh tranh
  • Hạn chế những bất ổn do tác động của kinh tế thế giới: Phải tăng khả năng đề kháng
  • Môi trường kinh doanh cấp tỉnh được "soi" nhiều hơn
  • Hiện trạng và những thách thức trong phát triển bền vững
  • Cái đang thiếu trong tư duy kinh tế là những... hàng rào
  • 34% tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn thế giới
  • Bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học: Khẳng định bước tiến dài của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
  • Kiểm định chất lượng sản phẩm tiêu dùng: Sớm lập phòng thí nghiệm trọng tài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi