Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm định chất lượng sản phẩm tiêu dùng: Sớm lập phòng thí nghiệm trọng tài

Mỗi lần trên địa bàn TPHCM nói riêng và cả nước nói chung rộ lên vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm thì nhiều doanh nghiệp thường tìm đến các phòng thí nghiệm để kiểm định và chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình. Thực tế, để làm được điều tưởng chừng đơn giản này lại không dễ…
Trăm hoa đua nở

Trao đổi tại hội thảo nâng cao năng lực kiểm định chất lượng sản phẩm hàng hóa và đo lường do Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức, ông Đinh Thái Xuân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TPHCM, cho biết, TPHCM hiện có trên 900 phòng thí nghiệm phân tích chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc 17 lĩnh vực thử nghiệm khác nhau.

Có phòng thí nghiệm chỉ để phục vụ riêng cho sản phẩm của đơn vị mình, hay chỉ đơn thuần phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy khoa học. Tuy nhiên cũng có phòng thử nghiệm phân tích các sản phẩm đặc biệt như bức xạ, hạt nhân, công nghệ cao…

Các phòng này cũng có quy mô, trình độ, kỹ thuật công nghệ rất khác nhau và trực thuộc quản lý của nhiều bộ, sở, ban ngành. Đó là chưa kể, vài năm gần đây với chủ trương xã hội hóa, đã có nhiều tổ chức tư nhân tham gia xây dựng phòng thí nghiệm, dẫn đến chất lượng kiểm định không đảm bảo. Nhiều nơi có thiết bị chưa đồng bộ, chưa đầu tư chiều sâu và chưa có chuyên gia sử dụng và khai thác thiết bị lâu dài; thiếu kinh phí vận hành, duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị; số phép thử nghiệm có thể thực hiện được còn ít và hạn chế...

Trên thực tế, trong 900 phòng thí nghiệm chỉ có trên 50 phòng được Văn phòng Công nhận chất lượng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (VILAS) đánh giá công nhận phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, chiếm 5,5%. Do đó, dẫn đến tình trạng cùng một sản phẩm nhưng có nhiều kết quả phân tích khác nhau. Mặt khác, cho đến nay vẫn chưa có quy trình chuẩn lựa chọn Phòng Thí nghiệm trọng tài để xử các trường hợp kết quả khác nhau, cũng như chưa xây dựng và đề xuất các phương pháp thử nghiệm chuẩn nhằm giải quyết nhanh các trường hợp nóng, cấp bách, mới nảy sinh ngoài xã hội, thường chỉ định theo cảm tính của các phòng thí nghiệm trực thuộc bộ, sở, ban ngành mình quản lý…

Thiết lập trọng tài cho các phòng thí nghiệm

Trước thực trạng trên, UBND TPHCM đã yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng chọn lọc các phòng thí nghiệm có đủ năng lực, trình độ, kỹ thuật. Trên cơ sở đó sắp xếp lại quản lý phù hợp và hiệu quả hơn nhằm chấm dứt tình trạng kết quả kiểm định của phòng này không được phòng khác công nhận.

Tại hội thảo, nhiều phương án chấn chỉnh hoạt động của các phòng thí nghiệm đã được đưa ra. Cụ thể như chỉ định các phòng thí nghiệm hiện có tại TPHCM; nâng cấp các phòng thí nghiệm hiện có của một số đơn vị thuộc các sở ban ngành tại TPHCM hiện đang hoạt động và được VILAS chứng nhận; xây dựng trung tâm kiểm định chất lượng hàng hóa và đo lường thuộc UBND TPHCM…

Tuy nhiên, theo TS Đinh Công Tuấn, phương án chọn những phòng thí nghiệm hiện có của một số đơn vị thuộc sở ban ngành TP và được VILAS chứng nhận là khả thi nhất. Vì phương án này có ưu điểm là các phòng thí nghiệm được chọn đều có thể hoạt động được ngay và nằm trong hệ thống quản lý của UBND TP nên thuận tiện cho việc quản lý và kiểm tra chất lượng hoạt động của phòng.

Đồng tình với phương án trên, ông Đinh Thái Xuân, Phó chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng TPHCM, cho biết, các phòng thí nghiệm đã được VILAS chứng nhận, cơ bản có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên môn có năng lực đủ để phân tích kiểm định và đo lường chất lượng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu các nước trên thế giới, nhất là những thị trường khó tính ở các nước châu Âu, Mỹ. Hiện tại, theo thống kê của VILAS, hiện có khoảng 329 phòng thí nghiệm trên cả nước đáp ứng yêu cầu của phương án trên.

Tuy nhiên, về lâu dài để từng bước nâng cao năng lực kiểm định chất lượng sản phẩm hàng hóa và đo lường thì trong quá trình hoạt động, các phòng thí nghiệm được VILAS công nhận, sẽ từng bước tạo lập các phòng thí nghiệm vệ tinh. Mặt khác, về phía cơ quan chức năng cần tập trung xây dựng trung tâm thí nghiệm trọng điểm có chức năng, vai trò là trọng tài trong trường hợp giữa các phòng thí nghiệm không tìm được tiếng nói chung. Có như vậy mới chấm dứt được tình trạng cứ gặp những vụ nổi cộm như vụ sữa nhiễm melamine, nước tương có chứa chất 3-MCPD… thì trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

 

(Theo báo Sài gòn giải phóng )

  • "Kích cầu" cho ngành cói Việt Nam
  • Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Cấp bách hợp sức hỗ trợ
  • Năm 2008, cổ phần hóa doanh nghiệp chỉ đạt 28% kế hoạch
  • Hỗ trợ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế, quy định của WTO
  • Giá trị sản xuất công nghiệp chưa đạt kế hoạch
  • 10 website thương mại điện tử xuất sắc nhất Việt Nam 2008
  • Phát triển thương mại điện tử: Phải thực chất và bền vững
  • Khoan sức doanh nghiệp để chặn suy giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi