Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Việt Nam: Thách thức vẫn đang ở phía trước

Kinh tế Việt Nam năm 2008 giống như một con tàu đi qua một ngọn đèo dốc. Vừa ì ạch vượt qua đỉnh đèo lạm phát đã ngay lập tức lại phải lo chuyển đổ đèo của giảm phát

Trèo đèo

Đúng thời điểm này năm ngoái, quyền Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới Martin Rama phát đi một thông điệp ngắn gọn: Kinh tế Việt Nam đang như người đi xe máy vận tốc 200 km/h mà không đội mũ bảo hiểm. Thông điệp này đã không làm vừa lòng nhiều nhà quản lý và giới đầu tư lúc đó vốn đang say sưa với đà tăng trưởng ngoạn mục chỉ một năm sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong năm ngoái, Việt Nam đã tiếp nhận tới 17,5 tỷ đô-la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp, tín dụng ngân hàng và ODA. Tính cả kiều hối, thì tổng lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam lên đến 24 tỷ đô-la trong năm đó, một con số cao bất thường. Hơn nữa, cũng trong năm ngoái, tăng trưởng tín dụng lên tới 54%, gần gấp đôi với trung bình của các năm trước đó.

Nhưng chỉ vài tháng sau, “người đi xe máy không mũ bảo hiểm” đã bị chấn thương bởi lạm phát phi mã, thâm hụt thương mại tăng cao, bong bóng bất động sản phình to. Đến tháng 3 năm nay, hầu hết các mối quan tâm chính đã hướng về tình trạng kinh tế quá nóng và kiểm soát mức lạm phát đã phát triển quá tầm. Tình trạng này đã được khắc phục sau khi nhóm các giải pháp bình ổn kinh tế vĩ mô được ban hành tháng 4, và phát huy đầy đủ tác dụng. Đến tháng 9, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã giảm xuống rõ rệt. “Chính phủ đã thành công trong đối phó với tình trạng kinh tế phát triển quá nóng nhờ có các hành động chính sách nhanh nhạy và hiệu quả” - ông Rama nhận xét gần đây.

Cho dù đánh giá của chuyên gia kinh tế này còn trái ngược với một số học giả trong nước, những người đang đòi hỏi phải xem lại thành công chống lạm phát là do các chính sách trong nước, hay tác động của kinh tế thế giới suy giảm, thì rõ ràng đến nay Việt Nam đã cắt được cơn sốt nóng đối với nền kinh tế.

Đổ đèo

Nhưng ngay sau đó là cơn cảm lạnh của giảm phát. Chủ tịch Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Cao Sỹ Kiêm nói: “Cách đây mấy tháng, chúng ta gò lưng chống lạm phát, đến bây giờ lại phải “dé chân chèo” để chống suy giảm. Chúng ta đang đối mặt với các khó khăn không lường trước được.”

Những khó khăn đó liệu đã dẫn đến tình trạng giảm phát, thiểu phát, suy thoái, suy giảm, hay nhẹ hơn là kinh tế chậm lại, lại đang là chủ đề bàn cãi của các học giả và các nhà hoạch định chính sách. “Chúng tôi nói là kinh tế tăng chậm lại, chứ không phải giảm phát" - Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định. Nhưng Tiến sĩ Võ Trí Thành của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thuộc Bộ của Bộ trưởng Phúc lại cho rằng tình trạng tồi tệ hơn. “Chúng ta đang đối mặt với suy thoái hay suy giảm? Tiêu chuẩn quốc tế cho rằng, một nước phát triển có 2 quý liền tăng trưởng âm là suy thoái. Với nước đang phát triển, định nghĩa này không áp dụng được. Nếu tăng trưởng dương và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng tiềm năng thì là suy thoái. Việt Nam đạt tăng trưởng 6% mà mức tăng trưởng tiềm năng 8% thì có thể xem là suy giảm, nếu là 4- 5% chúng ta cũng ngấp nghé bờ suy thoái. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi rất sát để nhìn nhận tình hình và cần chính sách kinh tế vĩ mô nới lỏng một cách thận trọng”.

Đánh giá của ông Thành đưa ra vào thời điểm các dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở Việt Nam là rất khác nhau, với Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á là con số 5%, trong khi đó tỷ lệ này đối với Ngân hàng Thế giới là 6,5%. Cho dù độ vênh của các dự báo này là lớn, thì cả hai con số này đã giảm đáng kể so với mức tăng trưởng thực tế 8,5% của năm 2007.

Cho dù các định nghĩa vẫn đang còn được thảo luận, thì tình hình kinh tế đã có những dấu hiệu bi quan. Ông Kiêm nói: “Xuất khẩu giảm cả lượng và giá, đầu tư giảm cả trực tiếp và gián tiếp, du lịch giảm cả doanh số và số khách... Trong khi đó, những dấu hiệu bên trong đã rõ, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ tiêu tăng trưởng ngày càng đi xuống. Sản xuất đầu ra rất khó khăn. Vài tháng trước doanh nghiệp sợ không có vốn ngân hàng, bây giờ có vốn lại không có đầu ra. Không chỉ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà cả các “ông lớn” thép, dệt may. Sản xuất kinh doanh đã co lại qua hồi thắt chặt tiền tệ, bây giờ co nhanh hơn do tác động bên ngoài”.

Giảm tốc khi đổ đèo

Để đương đầu với sự đi xuống của nền kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã đưa ra một gói 5 nhóm giải pháp kích thích kinh tế bao gồm: thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, hỗ trợ tiêu dùng và đầu tư, tiếp tục nới lỏng chính sách tài chính và tiền tệ, giảm nghèo và cung cấp phúc lợi xã hội, và tăng cường quản lý nhà nước ở tất cả các cấp. Ngoài ra, Chính phủ đã quyết định chi bổ sung khoảng 1 tỷ đô-la Mỹ để kích cầu trong nước. Tác động của gói giải pháp này vẫn chưa được biết rõ, trong khi khoản chi này đã trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi ở khắp các diễn đàn kinh tế. Ông Võ Trí Thành nói: “Chúng ta không có nhiều tiền như Mỹ, Trung Quốc để có thể có gói kích thích nhiều như họ. Vị thế ngân sách của ta rất mong manh. Nguồn lực của chúng ta hữu hạn và yếu nên phải có địa chỉ cụ thể để kích thích”.

Ông Kiêm cụ thể hơn khi cho rằng, cần thực hiện kích cầu vào cơ sở hạ tầng, nhà ở cho người thu nhập thấp, văn phòng cho thuê, và kích thích cho vay tiêu dùng. “Rót đúng vị trí sẽ có tác dụng, nếu rót vào “ông” nhiều nhược điểm, sẽ gây lạm phát, chứ không phải là giảm phát” - ông Kiêm nói.

Dù thế nào đi chăng nữa thì tất cả đều có nhận thức chung là tình hình phía trước thật đáng lo ngại, và còn nhiều khó khăn hơn năm 2008. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới để điều hành kinh tế - xã hội cho năm 2009 - dự kiến sẽ được thông qua vào phiên họp thường kỳ của Chính phủ cuối tháng 12 này.

Ông Thành bổ sung thêm, cách điều hành kinh tế trong năm tới phải rất linh hoạt và uyển chuyển, nhất là trong mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội. “Tôi đề nghị Quốc hội gặp Chính phủ một quý một lần. Có nhiều điều Chính phủ phải đợi Quốc hội họp thì mới quyết được các chính sách, nhưng tình hình này làm thế thì chậm. Vì vậy, nên xem xét biểu quyết qua thư” - ông Thành gợi ý.

Việc con tàu kinh tế Việt Nam “đổ đèo” trong năm tới ở tốc độ nào cho an toàn rõ ràng cần được tính toán cẩn trọng trên nhiều phương diện.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Đến năm 2020, ngành kinh tế biển sẽ đóng góp hơn 50% GDP
  • Nông nghiệp năm 2009: Khó khăn lớn nhất là thị trường
  • Công nghiệp năm 2009 có thể còn đi xuống
  • Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Một số sản phẩm công nghiệp tồn đọng sẽ được hỗ trợ
  • 2008: Xuất khẩu tăng trưởng cao hơn nhập khẩu
  • CPI bình quân 2008 tăng 22,97% so với năm 2007
  • DN Việt Nam đang tự làm khó mình
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi