Ngày 5-1, tại Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Đại học Tokyo phối hợp với Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Đà Nẵng (VAPEC) tổ chức Hội thảo “Quan hệ giữa Nhật Bản với các nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam và hợp tác phát triển Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC)”.
Các đại biểu dự Hội thảo.
Hội thảo gồm hai phiên, PGS.TS Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và GS. Yasunobu Sato chủ trì phiên I: “Quan hệ Nhật Bản với các thành viên mới của ASEAN trong bối cảnh Đông Á”. Chủ trì phiên II: “EWEC và tác động đến sự phát triển và hội nhập của các tỉnh miền Trung Việt Nam” do GS.Furuta Motoo, Trưởng Đoàn học giả Nhật Bản và TS Nguyễn Sỹ Tuấn. Đến dự có các đồng chí Huỳnh Nghĩa, Phó Chủ tịch HĐND thành phố; Văn Hữu Chiến, Phó Chủ tịch UBND thành phố; đại diện các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và các học giả Việt Nam, Nhật Bản và Lào.
Tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Duy Dũng đã trình bày tham luận “Đông Á trong bối cảnh thế giới hai thập niên đầu thế kỷ 21”, trong đó khẳng định xu thế hòa bình, ổn định tiếp tục chi phối khu vực Đông Á, những yếu tố tích cực và thách thức đặt ra cho các nước trong khu vực trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đánh giá quá trình mở rộng hợp tác đa phương, song phương giữa khối ASEAN và các nước Đông Á vì lợi ích quốc gia và những dự báo về việc châu Á sẽ trở thành tâm điểm của thế giới. Tham luận của GS Furuta Motoo đã nêu vai trò của Nhật Bản trong việc hỗ trợ các thành viên mới của ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển và hội nhập khu vực qua đầu tư trực tiếp và tài trợ vốn ODA trên các lĩnh vực:
Hạ tầng cơ sở, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ hoàn thiện thể chế pháp luật. Năm 2005, khi làn sóng đầu tư thứ hai của các công ty Nhật Bản vào Việt Nam bắt đầu, Việt Nam cũng đã thực hiện cam kết Khu vực mậu dịch tự do AFTA, lần lượt cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh.
Các công ty đa quốc gia Nhật Bản bắt đầu tin tưởng và mạnh dạn tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Mối quan hệ hai nước đã nâng lên tầm đối tác chiến lược. Giáo sư lấy làm tiếc việc Nhật Bản tạm dừng một phần ODA cho Việt Nam do vụ tham nhũng PCI. Hiện nay hai bên đã thành lập ủy ban hỗn hợp để thảo luận các biện pháp ngăn ngừa tham nhũng liên quan đến ODA của Nhật Bản ở Việt Nam. Hai nước chỉ khôi phục lòng tin của người dân bằng cách xác minh sự thật chứ không phải bằng cách che giấu. Giáo sư cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng đình công của lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản diễn ra không theo trình tự pháp luật.
Tham luận của TS Mai Đức Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương Đà Nẵng và TS Hồ Kỳ Minh Viện Nghiên cứu Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng nêu vai trò của EWEC đối với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông và khu vực Đông Bắc Á, khẳng định: Đây là nơi có thể đầu tư có hiệu quả do tiềm năng rất dồi dào của các quốc gia có EWEC đi qua. 6 lợi thế của Đà Nẵng với vai trò là điểm cuối, cửa ngõ ra biển Đông của EWEC.
Đó là kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, sân bay quốc tế, tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ; chất lượng nguồn nhân lực và nhiều năm liền trong nhóm địa phương có năng lực cạnh tranh hàng đầu ở Việt Nam. Năm 2008, thành phố đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.Hội thảo còn nhiều ý kiến khác bàn về sự đóng góp của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế của Việt Nam, Lào, Campuchia từ sau chiến tranh lạnh; vai trò của Nhật Bản với EWEC…
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Song hành với các diễn trình tạo dựng thương hiệu quốc gia của nhiều nước trên thế giới là việc triển khai “quản lý quan hệ công dân” và “quyền lực mềm”.
Hãng thông tấn Đức DPA vừa có bài tổng kết tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008, nêu bật thành công của Việt Nam trong việc hóa giải nguy cơ khủng hoảng tài chính đến từ nạn lạm phát phi mã, nhưng đồng thời cũng cảnh báo những tác động không thể tránh khỏi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Chúng tôi xin trích dịch giới thiệu cùng bạn đọc.
Ngày 12/1 tại Hà Nội, Viện Khoa học Tài chính và Viện phát triển Hàn Quốc phối hợp tổ chức hội thảo khoa học "Chính sách, giải pháp bảo đảm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn hiện nay" với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế hai nước.
Chính phủ nhiều nước kể cả những nước công nghiệp hàng đầu thế giới coi việc chống suy thoái kinh tế như nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2009, bằng các giải pháp chính sách đồng bộ để cứu thị trường tài chính trong nước, kích thích tiêu dùng và đầu tư vào những ngành kinh tế có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tái cơ cấu ở tầm vĩ mô, vi mô và thay đổi tư duy điều hành là hướng đi quan trọng cho hội nhập kinh tế quốc tế năm 2009.
Những thông tin gần đây cho thấy, sản xuất công nghiệp của Việt Nam bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Hãng điện tử Sony đã đóng cửa nhà máy ở Việt Nam, nhiều nhà máy có vốn FDI nằm trong Khu công nghiệp Thăng Long cũng cắt giảm lao động hoặc tạm đóng cửa. Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước gặp khó khăn không phải vì thiếu vốn mà sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu: thách thức và cơ hội đối với Việt Nam- Đó là chủ đề của Hội thảo do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 9/1 tại Hà Nội, với sự tham dự của một số Quỹ đầu tư trong và ngoài nước, các công ty chứng khoán của Việt Nam.
Sáng nay, 2-1, nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, nhìn lại cả năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp tăng khoảng 14,6% so với năm 2007, trong đó các sản phẩm công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng cao như xe tải, xe chở khách, thủy hải sản chế biến, tủ lạnh, sữa bột…