Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 6,23%

(Hà Nội)-Tại cuộc họp báo công bố các số liệu thống kê kinh tế-xã hội chủ yếu của năm 2008, ngày 31-12, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Hòa cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong năm 2008 tăng 6,23%.

GDP vẫn tăng trưởng khá


Ông Hòa cho biết, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 được triển khai trong điều kiện kinh tế thế giới có những  biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và nhiều loại nguyên vật liệu hàng hóa trên thị trường thế giới 7 tháng đầu năm liên tục tăng cao, sau đó giảm mạnh vào những tháng cuối năm. Khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ đã nhanh chóng dẫn tới suy giảm kinh tế toàn cầu. Trước tình hình đó, Quốc hội đã phải ra nghị quyết về một số vấn đề kinh tế-xã hội trong tình hình mới, trong  đó điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 xuống còn 7%. Chính phủ cũng đã phải ra nghị quyết đề ra các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Vào những tháng cuối năm, trước diễn biến suy thoái kinh tế thế giới, Chính phủ cũng đã phải đưa ra các biện pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế. Trong 6,23 % tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm thủy  sản tăng 3,79%(đóng góp 0,68 điểm); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33% (đóng góp 2,65 điểm) và khu vực dịch vu tăng 7,2% (đóng góp 2,9 điểm).


Theo Thứ trưởng Hòa, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 tuy thấp hơn 8,48% năm 2007 và chưa đạt mục tiêu kế hoạch tăng trưởng GDP đã được Quốc hội điều chỉnh 7% nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế nhiều nước suy giảm mạnh thì mức 6,23% vẫn là một tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt kiềm chế lạm phát, cân đối vĩ mô, an sinh xã hội được bảo đảm là một thành tựu thể hiện sự nỗ lực, điều hành chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước.


Đáng lưu ý, trong sản xuất công nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do giá cả đầu vào tăng nhanh rồi giảm lại giảm mạnh trong những tháng cuối năm, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp vẫn tăng trưởng 14,6%;trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 4%, khu vực ngoài Nhà nước tăng 18,8% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%. Nhiều địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn đều đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn mức bình quân, đó là Vĩnh Phúc (21,8%), Bình Dương (21,5%), Đồng Nai (20,7%), Hải Phòng (18,5%), Cần Thơ (17,6%), Thanh Hóa (16,9%)…


Cân đối vĩ mô được bảo đảm
 

Trước tình hình lạm phát tăng cao, Chính phủ đã xác định rõ nguyên nhân chủ qua và khách quan, thực hiện quyết liệt các giải pháp, chính sách đồng bộ về tiền tệ, tín dụng, lãi suất, tỷ giá, tiết kiệm chi tiêu, cắt giảm đầu tư, tăng cường xuất khẩu, giảm nhập siêu…Thứ trưởng Hòa cho rằng, các biện pháp này đã giúp các cân đối vĩ mô được bảo đảm.


Tốc độ tăng giá tiêu dùng sau những tháng đầu năm liên tục leo thang nhưng các tháng cuối năm đã liên tục giảm. Tính bình quân giá tiêu dùng năm 2008 tăng 22,97% so với năm 2007. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2008 tăng 26,3%; tổng chi ngân sách tăng 22,3%. Bội chi ngân sách chỉ bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua từ đầu năm. Thâm hụt trong cán cân thương mại đã được cải thiện mạnh mẽ vào cuối năm 2008. Kim ngach xuất khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu ở mức 80,4 tỷ USD, tăng 28,3%. Ông Hòa nhận định: “ Nhập siêu hàng hóa đã được kiềm chế, giảm dần, từ mức 2,2 tỷ USD trong tháng 1; 2,8 tỷ USD trong tháng 2; 3,2 tỷ USD trong tháng 3, đã giảm xuống 662 triệu USD trong tháng 10; 433 triệu USD tháng  11. Tổng nhập siêu của nền kinh tế năm 2008 chỉ còn 17,5 tỷ USD, chiếm 27,8% giá trị xuất khẩu.”


Điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế năm 2008 là thành tựu trong thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư toàn xã hội năm 2008 theo giá thực tế đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP, tăng 22,2% so với năm 2007. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tiếp tục phá kỷ lục mới, năm 2008, cả nước thu hút được 64 tỷ USD với 1171 dự án đăng ký mới (60,3 tỷ USD) và 311 dự án bổ sung vốn (3,7 tỷ USD), tăng gấp 3 lần so với năm 2007. Cũng trong năm 2008, tại hội nghị Nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam, cộng đồng quốc tế đã tiếp tục cam kết hỗ trợ trên 5 tỷ USD nguốn vốn ODA…


Thứ trưởng Hòa cũng cho rằng, những thành tư đạt được về kinh tế-xã hội cùng với những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình chỉ đạo, điều hành nền kinh tế năm 2008 sẽ là những bài học quý để từ đó phát huy tiềm năng, khắc phục hạn chế, yếu kém trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội trong năm 2008.

(Theo báo điện tử điện tử Bình Dương)

  • Kinh tế 2008, vượt qua sóng gió
  • Những trăn trở, định hướng cho năm mới 2009
  • Năm 2009: Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
  • Từ bỏ tư duy “đuổi kịp”
  • Bỏ “lối đi cũ” để đón “bão”
  • Tiếp tục cải cách để duy trì tính cạnh tranh
  • Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2008
  • Kinh tế Việt Nam: Thách thức vẫn đang ở phía trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi