Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ thành vùng kinh tế tổng hợp quan trọng gắn với biển

Đến năm 2025, vùng Duyên hải Nam Trung bộ sẽ được quy hoạch xây dựng theo hướng là vùng kinh tế tổng hợp, là cửa ngõ hướng biển của các tỉnh vùng Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan.

Ngày 12/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ từ nay đến năm 2025.

Theo đó, đến năm 2025, vùng Duyên hải Nam Trung bộ sẽ được quy hoạch xây dựng theo hướng là vùng kinh tế tổng hợp, là cửa ngõ hướng biển của các tỉnh vùng Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan.

Vùng duyên hải này gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng diện tích tự nhiên 21.432km². Đây sẽ là vùng phát triển các ngành kinh tế quan trọng gắn với biển, vùng du lịch đặc trưng về sinh thái biển, vịnh, đầm, đồi núi và là vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dân số toàn vùng sẽ tăng từ mức 3,7 triệu người hiện nay lên 4,3 triệu người vào năm 2015 và khoảng 4,8 triệu người vào năm 2025.

Dự kiến, năm 2025, vùng dành khoảng 31.000 ha đất cho xây dựng đô thị. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển theo 3 phân vùng: vùng hành lang quốc lộ 1A và dải ven biển; vùng đồng bằng, vùng đất bán sơn địa và vùng núi thuộc các huyện vùng phía Tây. Vùng kinh tế động lực chủ đạo, đồng thời cũng là vùng đô thị hóa mạnh phía Đông sẽ nằm dọc hành lang quốc lộ 1A và dải hành lang ven biển gồm thành phố Nha Trang, Phan Thiết và vùng phụ cận, khu vực vịnh Vân Phong... Vùng sẽ phát triển theo mô hình vùng đô thị đa cực bán tập trung, trong đó thành phố Nha Trang và thành phố Phan Thiết là những đô thị trung tâm vùng.

Quy hoạch nêu rõ về định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật như hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông nội vùng, nâng cấp cảng Vũng Rô, xây mới cảng trung chuyển quốc tế Đầm Môn, cảng dầu Hòn Mỹ Giang... Cảng hàng không Cam Ranh sẽ được nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế, đạt cấp 4E (theo mã chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế-ICAO). Tuyến đường sắt Phú Hiệp (Tuy Hòa)-Buôn Ma Thuột sẽ được xây dựng mới phục vụ vận chuyển hàng hóa cho vùng Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan và Nam Lào... Cũng tại vùng này sẽ xây dựng sân bay trực thăng tại đảo Phú Quý và Khu kinh tế Vân Phong..../.

(Theo VOV)

  • Hạn chế tranh chấp thương mại - Việt Nam phải làm gì ?
  • Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát
  • Kinh doanh thời khó khăn: Cân nhắc để giảm chi
  • Siết chặt kinh doanh ngoài ngành của tập đoàn kinh tế
  • Nhập khẩu công nghệ: “Không thể có cuộc cách mạng!”
  • Cà phê Việt đối mặt thách thức mới
  • 6 tháng cuối năm: Tỷ giá VND/USD sẽ trong khoảng từ 16.500 đến 17.800
  • Vì sao đầu tư từ ngân sách chưa hiệu quả?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi