Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

6 tháng cuối năm: Tỷ giá VND/USD sẽ trong khoảng từ 16.500 đến 17.800

Mới đây, Công ty chứng khoán EuroCapital đã hoàn thành báo cáo kết quả kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nhằm đưa ra những nhận định về nền kinh tế Việt Nam từ giờ đến cuối năm.

Theo đó, EuroCapital nhận định: từ nay đến cuối năm, tỷ giá chính thức VND/USD sẽ dao động trong khoảng từ 16.500 đến 17.800.

Trong báo cáo của mình, EuroCapital đã nhận định tỷ giá của Việt Nam trên thị trường chính thức và thị trường tự do trong thời gian vừa qua. Từ đó, EuroCapital cũng đã trình bày những nguyên nhân cơ bản dẫn tới những biến động của tỷ giá VND/USD là do tăng trưởng GDP đạt mức khá cao trong những năm gần đây với lượng vốn đầu tư trực tiếp cũng như đầu tư gián tiếp ở mức độ khá lớn, đặc biệt là trong năm 2007. Việc tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế như vậy làm cho nhu cầu về nhập khẩu tăng lên đột biến. Bên cạnh đó, việc đầu tư không mang lại hiệu quả tương ứng, khả năng hấp thụ của nền kinh tế thấp đã gây ra hiện tượng lãng phí, thất thoát, đặc biệt là ở khối các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước. Đó chính là nguyên nhân khiến cho lạm phát tăng ở mức cao trong thời gian vừa qua.
Khi nền kinh tế đang phải đối diện với lạm phát ở mức độ cao thì phản ứng thông thường nhất của người dân thay vì giữ đồng nội tệ sẽ chuyển dịch dần sang dự trữ bằng vàng và bằng các loại ngoại tệ mạnh như USD hay EUR. Một nguyên nhân khác dẫn tới nhu cầu dự trữ và đầu cơ ngoại tệ của người dân tăng cao là việc tác động của truyền thông nước ngoài đã tạo ra một làn sóng đầu cơ và chuyển đổi từ VND sang USD làm biến động mạnh tỷ giá của VND/USD trên thị trường tự do. Đặc biệt đã có những thời điểm tỷ giá VND/USD đã lên đến 19.000.

EuroCapital cũng nhận định: việc phân tích cung - cầu ngoại tệ trong thời gian qua thực chất là phân tích sự biến động các thành phần cấu thành cán cân thanh toán. Tuy nhiên trong khuôn khổ báo cáo này, EuroCapital chỉ tập trung vào phân tích một số yếu tố như cán cân thương mại, tài khoản vốn, dự trữ ngoại hối,… để chứng minh cho áp lực giảm giá của VND so với USD.

Thời gian tới, Nhà nước sẽ nhằm hai mục đích là kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt cán cân thương mại. Tuy nhiên việc điều hành tỷ giá cho hai mục đích này sẽ khó có thể thực hiện được đồng thời cùng một lúc nếu vẫn tuân theo những quy luật của nền kinh tế thị trường. Do vậy để thực hiện mục đích kiềm chế lạm phát, EuroCapital khẳng định: trong vòng 6 tháng tới, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá theo hướng không để cho VND mất giá mạnh so với USD nhằm hạn chế sự tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu. Biên độ giảm giá có thể từ 5-10% để tránh những cú sốc lớn, đặc biệt cho những doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ. Ngoài ra, tỷ giá VND/USD tăng cũng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có được một tỷ lệ lợi nhuận biên cao hơn, từ đó khuyến khích hoạt động xuất khẩu.

Với mục đích giảm thâm hụt cán cân thương mại: sử dụng các biện pháp hành chính như tăng thuế nhập khẩu nhằm hạn chế tối đa những mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu đối với nền kinh tế như hàng tiêu dùng, ôtô, các mặt hàng thời trang cao cấp, xa xỉ phẩm,.. đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như gạo,..; giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như việc cắt giảm và hạn chế các dự án đầu tư công sẽ kéo theo giảm nhu cầu nhập khẩu đối với nền kinh tế.

Từ những sự phân tích trên, EuroCapital cho rằng: để đảm bảo sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế trong thời gian 6 tháng cuối năm Chính phủ và Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện việc “giữ giá” VND so với USD nhằm kiềm chế lạm phát. Và dự đoán từ nay đến cuối năm, tỷ giá chính thức VND/USD sẽ dao động trong khoảng từ 16.500 đồng đến 17.800 đồng.

(Theo DDDN)

  • Vì sao đầu tư từ ngân sách chưa hiệu quả?
  • “Muốn đưa con số sát thực cũng khó!”
  • Đằng sau tín hiệu giảm nhập siêu
  • Đầu tư công: “Nhà nước không nên “ôm” hết”
  • Cho vay không tính lãi: Chưa có người vay
  • Kinh tế Việt Nam trên đà hồi phục
  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Không thể đúng hẹn
  • Cắt điện vô tội vạ, thiệt hại chồng chất thiệt hại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi