Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hệ thống điện quốc gia đối diện nguy cơ sự cố

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong giờ cao điểm, đã xuất hiện tình trạng điện áp và tần số hệ thống giảm thấp, là nguy cơ gây sụp đổ hệ thống. 

Kiểm tra thiết bị trạm Thốt Nốt - Ảnh Chinhphu.vn/Quang Thắng

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, mức tiêu thụ điện tăng cao, trên hệ thống điện đã xuất hiện tình trạng đầy, thậm chí quá tải một số đường dây và trạm biến áp (khu vực Tân Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình, v.v...), nhất là đường dây 500 kV Bắc – Nam. Các đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc phải vận hành rất căng thẳng, truyền tải công suất và điện năng cao.

Trong giờ cao điểm, đã xuất hiện tình trạng điện áp và tần số hệ thống giảm thấp - là nguy cơ gây sụp đổ hệ thống.

Ngày 8/7, trên hệ thống 500kV đã xảy ra sự cố, gây nhảy các đoạn đường dây Pleiku - Di Linh, Pleiku - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Hà Tĩnh, 1 mạch đường dây Nho Quan - Hà Tĩnh và máy biến áp 500kV Hà Tĩnh, gây mất liên kết trên hệ thống 500kV, gây sự cố các tổ máy nhà máy điện Cà Mau, Phú Mỹ, các nhà máy Buôn Kuốp, Sông Hinh, Serepok 3, 4, tổ máy S7 nhiệt điện Uông Bí mở rộng, v.v... (khoảng 1.280 MW).

Sự cố đã gây ảnh hưởng đến cấp điện khu vực miền Trung (khoảng 700 MW) và miền Bắc (khoảng 2.000 MW).

Theo ông Nguyễn Hà Đông, Tổng giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, ngay sau khi sự cố xảy ra, EVN đã chỉ đạo các đơn vị nỗ lực khắc phục sự cố, hòa lại 2 hệ thống Bắc - Nam lúc 3h15 ngày 8/7 và khôi phục dần phụ tải cũng như các tổ máy bị sự cố.

Trong mấy ngày tới, dự báo tình hình nắng nóng vẫn tiếp diễn, EVN sẽ tiếp tục nỗ lực tối đa để cung ứng điện và đảm bảo vận hành an toàn hệ thống. Hiện tại EVN đang mua của Trung Quốc 22 triệu kWh ngày và huy động hết công suất của các nhà máy, kể cả các nhà máy chạy bằng nhiên liệu đắt tiền, để đáp ứng yêu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Nguồn cung điện vẫn rất khó khăn

Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 - Ảnh Chinhphu.vn

Theo EVN, trong tuần, Bắc bộ và Bắc Trung bộ tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời có ngày lên đến 45 độ C. Kể từ ngày 1/7, EVN không thực hiện điều hòa phụ tải tại các địa phương (trừ trường hợp bất khả kháng), mức tiêu thụ điện của cả nước đã tăng rất cao.

Sản lượng điện trung bình 7 ngày đầu tháng 7 là 308,56 triệu kWh/ngày, tăng 24,16% so với các ngày tuần đầu tháng 7/2009, riêng miền Bắc tăng 32,9%. Công suất lớn nhất trên 15.500 MW.

Ông Đặng Hoàng An cho biết, lưu lượng nước về các hồ trong những ngày đầu tháng 7 đều thấp ở cả 3 miền. Do không có mưa trên lưu vực, mực nước các hồ thuỷ điện miền Trung, miền Nam như Yaly, Hàm Thuận, Trị An, Thác Mơ, v.v... đã về sát mức nước chết (Trị An còn 31 cm, Hàm Thuận còn 19 cm, Thác Mơ 75 cm, Yaly còn 60 cm).

Các nhà máy thuỷ điện bắc miền Trung như Bản Vẽ, Cửa Đạt chỉ phát sản lượng thấp do không có nước. Riêng hồ Hòa Bình ở mức 85,23m (trên mức nước chết 5,23m), hồ Tuyên Quang 97,05m (trên mức nước chết 7,05m), hồ Thác Bà 46,5m (trên mức nước chết 50 cm).

Các hồ thủy điện đang vận hành cầm chừng nước về đến đâu phát điện đến đó.

Một số nguồn nhiệt điện than mới ở khu vực phía Bắc vừa qua có sự cố như tổ máy 2 Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh (dự kiến 8/7 đốt lại), tổ máy S1 Nhiệt điện Sơn Động (ngừng để sửa chữa, cải tạo lò, dự kiến cuối tháng 7 xong), tổ máy 1 Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (ngừng sửa chữa bơm cấp và đường thải xỉ than đáy lò, dự kiến ngày 14/7 đốt lại).

(Theo Minh Huệ // Tin Chính phủ)

 

  • Không tăng giá điện, hạn chế chỉnh giá xăng
  • Công nghiệp tăng trưởng rõ nét từ tháng 3
  • Kiểm tra, giám sát
  • Ngành du lịch đến năm 2020 đóng góp 8% GDP
  • Kiểm soát nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI
  • 6 tháng, cổ phần hóa được 26 DNNN
  • Kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với doanh nghiệp FDI
  • Công khai, minh bạch để quản lý, giám sát nợ công hiệu quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi