Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát chặt cho vay vốn bằng ngoại tệ

Đảm bảo an toàn trong thanh toán, không để xảy ra rủi ro kỳ hạn và thanh khoản... là mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng phải đạt được trong việc cho vay và huy động vốn bằng ngoại tệ.

Các TCTD và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc phải thực hiện 5 biện pháp về cho vay và huy động vốn bằng ngoại tệ - Ảnh minh họa

Nhằm kiểm soát quy mô và tốc độ tăng dư nợ cho vay ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức hợp lý, phù hợp với khả năng huy động vốn cũng như yêu cầu phải quản lý nhập siêu theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các TCTD và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện 5 biện pháp về cho vay và huy động vốn bằng ngoại tệ.

Đối với các TCTD, thứ nhất, đảm bảo thường xuyên số dư nợ cho vay (bao gồm cả khoản đầu tư dưới các hình thức và tiền gửi) bằng ngoại tệ thấp hơn số dư vốn huy động bằng ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và dân cư, đảm bảo khả năng an toàn thanh toán.

Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay (bao gồm cả thời hạn của khoản đầu tư dưới các hình thức và tiền gửi), tương ứng với thời hạn huy động vốn bằng ngoại tệ, không để xảy ra rủi ro kỳ hạn và thanh khoản.

Hạn chế việc uỷ quyền quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các chi nhánh của TCTD nhằm hạn chế rủi ro trong việc thực hiện các quy định của NHNN về cho vay, quản lý ngoại hối và đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của TCTD.

Thứ ba, khi thực hiện cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu, TCTD phải đảm bảo khả năng thu hồi nợ bằng ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu, được xác định trên cơ sở bộ chứng từ xuất khẩu L/C hoặc các phương thức thanh toán an toàn khác mà doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện.

Thứ tư, khi cho vay các nhu cầu vốn bằng ngoại tệ và cho vay bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ thanh toán tiền nhập khẩu, TCTD phải đảm bảo khả năng thu hồi nợ bằng ngoại tệ (được xác định trên cơ sở nguồn ngoại tệ thực có của TCTD cho vay hoặc các TCTD khác có quy mô kinh doanh ngoại tệ lớn trên thị trường) của doanh nghiệp xuất khẩu ký kết hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn với các TCTD này.

Thứ năm, TCTD cần thực hiện đúng chỉ đạo của NHNN về việc cho vay bằng ngoại tệ (văn bản số 3215/NHNN-CSTT ngày 29/4/2010); cho vay bằng ngoại tệ, cho vay bằng VND để mua ngoại tệ thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá (văn bản số 4186/NHNN-CSTT ngày 4/6/2010), đồng thời đầu tư, nâng cấp công nghệ quản trị kinh doanh (Core Banking) để quản trị có hiệu quả kỳ hạn, lãi suất, tỷ giá và thanh khoản bằng ngoại tệ.

NHNN Việt Nam cũng yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phải kiểm tra, giám sát và thanh tra, xử lý theo thẩm quyền việc cho vay bằng ngoại tệ của các TCTD trên địa bàn theo quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thống đốc NHNN và các hướng dẫn nêu trên, đồng thời đề xuất với NHNN xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo ổn định thị trường ngoại hối.

Trước đó, NHNN cũng đã yêu cầu các TCTD được phép hoạt động ngoại hối báo cáo tình hình bán và cho vay thanh toán hàng nhập khẩu.

Theo đó, các TCTD phải báo cáo tổng lượng ngoại tệ đã bán và cho vay phát sinh trong tuần để phục vụ thanh toán các mặt hành nhập khẩu theo 2 danh mục hàng hóa của Bộ Công Thương (Quyết định số 1899/QĐ-BCT ngày 14/6/2000 và Quyết định số 2040/QĐ - BCT ngày 28/5/2010) và tỷ trọng giá trị cho vay, bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu các mặt hàng theo 2 danh mục trên so với tổng giá trị cho vay, bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu của TCTD; tổng giá trị cho vay bằng Việt Nam đồng phát sinh trong tuần để mua ngoại tệ phục vụ thanh toán các mặt hàng nhập khẩu theo 2 danh mục nêu trên.

(Theo Giang Oanh // Tin Chính phủ)

  • Cấp 500 triệu USD để thúc đẩy xuất khẩu hàng Mỹ sang VN
  • Luật vẫn chưa đủ!
  • Mỗi tỉnh, thành phố sẽ có ít nhất một trường THPT chuyên
  • Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng còi xe
  • Xác nhận kế hoạch sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ xăng dầu trong 7 ngày
  • Phát triển sạch: Lợi ích “đụng” rào cản hành chính
  • Ngành thuế nỗ lực cải cách ngay từ địa phương
  • Tác động của truyền thông trong lĩnh vực y tế: “Con dao 2 lưỡi”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi