Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỗi tỉnh, thành phố sẽ có ít nhất một trường THPT chuyên

Sẽ phát triển các trường THPT chuyên để đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một trường THPT chuyên với tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2% số học sinh THPT của từng tỉnh, thành phố.

Trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định là 1 trường chuyên có tiếng của cả nước

Đây là nội dung cơ bản của Đề án Phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên giai đoạn 2010- 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành.

Đề án cũng đặt ra một mục tiêu khác là tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong các trường THPT chuyên theo hướng tiếp cận với trình độ tiến tiến của thế giới. Đến năm 2015, có ít nhất 50% học sinh được xếp loại học lực giỏi; 70% học sinh giỏi, khá về tin học; 30% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành. Đến năm 2020, các chỉ số tương ứng là 70%;90% và 50%.

Đổi mới chương trình dạy và phương thức thi học sinh giỏi

Trong 10 năm tới, chương trình giáo dục trong trường THPT chuyên được xây dựng theo hướng tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện, chuyên sâu một lĩnh vực, giỏi tin học và ngoại ngữ. Lựa chọn giới thiệu một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài để các trường THPT chuyên tham khảo, vận dụng.

Đề án cũng đặt ra yêu cầu xây dựng các quy định về tuyển sinh vào trường THPT chuyên theo hướng kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Từng bước áp dụng phương pháp phát hiện năng khiếu, xác định chỉ số thông minh, chỉ số sáng tạo trong việc tuyển sinh vào THPT chuyên.

3 hoạt động chính của Đề án

Theo Quyết định, kinh phí thực hiện Đề án là 2.312,758 tỷ đồng, bao gồm 3 hoạt động.

Thứ nhất, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Cụ thể, sẽ xây dựng 664 phòng học, 365 phòng học bộ môn, 49 nhà tập đa năng, 73 thư viện, 73 phòng họp giáo viên, 63 nhà công vụ, 55 nhà nội trú và nhà ăn, 13 bể bơi và mua 73 bộ thiết bị dùng chung và thiết bị dạy học môn chuyên phục vụ cho giảng dạy, bồi dưỡng học sinh năng khiếu...

Thứ hai, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Theo kế hoạch, sẽ đào tạo tại nước ngoài về trình độ thạc sĩ cho 200 giáo viên; về giảng dạy các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh cho 730 giáo viên. Bồi dưỡng tại nước ngoài về kinh nghiệm quản lý giáo dục cho 73 cán bộ quản lý; về giảng dạy tiếng Anh cho 600 giáo viên tiếng Anh.

Thứ ba, phát triển chương trình, tài liệu và đáng giá hiệu quả giáo dục. Hoạt động này tập trung vào việc xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu giảng dạy về 5 hoạt động giáo dục bồi dưỡng năng khiếu theo lĩnh vực chuyên; về giảng dạy bằng tiếng Anh các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học ở các lớp 10,11,12.

Lộ trình thực hiện qua 2 giai đoạn

Trọng tâm của giai đoạn 1 (2010-2015) là nghiên cứu, thí điểm, áp dụng một số chương trình dạy học tiên tiến của thế giới tại một số trường THPT chuyên trọng điểm. Xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ giữa trường THPT chuyên với các trường đại học có lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao và các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có các học sinh năng khiếu xuất sắc đang học tập.

Ngoài ra, giai đoạn này cũng tập trung xây dựng hệ thống thư viện điện tử, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và internet trong các trường THPT chuyên. Xây dựng website các trường THPT chuyên toàn quốc.

Giai đoạn 2 (2016-2020) sẽ tiếp tục nâng cấp các trường THPT chuyên thành các THPT đạt chuẩn quốc gia mức độ cao, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 50% trường THPT chuyên có chất lượng dạy học tương đương với các trường tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học, dạy tăng cường tiếng Anh, chuẩn bị triển khai dạy và học các môn vật lí, hóa học, sinh học bằng tiếng Anh ở khoảng 30% số trường. Mỗi năm tăng thêm 15-20% số trường, hoàn thành chương trình vào năm 2020.

(Theo Ngọc Hà // Tin Chính phủ // Quyết định 959/QĐ-TTg)

  • Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng còi xe
  • Xác nhận kế hoạch sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ xăng dầu trong 7 ngày
  • Phát triển sạch: Lợi ích “đụng” rào cản hành chính
  • Ngành thuế nỗ lực cải cách ngay từ địa phương
  • Tác động của truyền thông trong lĩnh vực y tế: “Con dao 2 lưỡi”
  • Trọng tâm là phát triển bền vững
  • Sản xuất công nghiệp tháng 6 tiếp tục tăng cao
  • Gỡ vướng trong quá trình chuyển đổi công ty nhà nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi