Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phê duyệt 228 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2009

 26 doanh nghiệp xuất khẩu gạo có uy tín được phê duyệt đợt này (trong ảnh: các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có uy tín được trao giải tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần I)

Bộ Công Thương vừa phê duyệt danh sách 228 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong năm 2009. 

Theo đó, mặt hàng cao su có 33 doanh nghiệp, cà phê 10 doanh nghiệp, chè các loại 9 doanh nghiệp, hạt điều 15 doanh nghiệp, hạt tiêu 8 doanh nghiệp, rau củ quả 12 doanh nghiệp.

Mặt hàng thủy sản có 43 doanh nghiệp, sản phẩm gỗ 13 doanh nghiệp, dệt may 22 doanh nghiệp, thủ công mỹ nghệ 7 doanh nghiệp, sản phẩm nhựa 11 doanh nghiệp, sản phẩm cơ khí 11 doanh nghiệp, dây điện và dây cáp điện 3 doanh nghiệp và vật liệu xây dựng gồm 5 doanh nghiệp. Mặt hàng gạo có 26 doanh nghiệp.

Được biết, chương trình xét chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín Việt Nam” năm 2009 là một hoạt động thường niên của Bộ Công Thương nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Chương trình do Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, hiệp hội ngành hàng và sở công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.

Theo ban tổ chức, các doanh nghiệp tham gia xét chọn phải đáp ứng được 5 tiêu chí. Cụ thể, phải là doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, không thua lỗ; có kim ngạch xuất khẩu đạt mức tối thiểu từ 0,5 triệu đến 20 triệu USD (tuỳ theo từng ngành hàng), tuân thủ các quy định của pháp luật…

Năm 2008 đã có 214 doanh nghiệp của 29 mặt hàng xuất khẩunhư đồ gỗ, may mặc, da giày... đạt danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín Việt Nam, tăng hơn 2 lần so với số lượng năm 2007.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi