Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Xây dựng bàn kế hạ nhiệt sốt đất Hà Nội

Các cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, chi cục thuế cần kiểm tra và kiên quyết không cho sang tên đổi chủ những trường hợp chưa đủ thủ tục, giấy tờ hợp pháp để tránh mua đi bán lại làm thị trường bất động sản lộn xộn.

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về thực trạng mua bán bất động sản tại một số khu vực đang xem xét quy hoạch Hà Nội đặc biệt là các huyện Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai, Thường Tín... ở phía Tây thành phố.

Nhiều đơn Ảnh: Hoàng Hà
Tình trạng sử dụng sai mục đích, đầu cơ diễn ra tràn lan. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Theo đó, nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng sốt đất là sở hạ tầng giao thông thông tại các huyện ngoại thành thuộc Hà Tây cũ ngày càng tốt hơn. Việc chuẩn bị hoàn thành các tuyến đường lớn kỷ niệm một ngàn năm Thăng long- Hà Nội như đường 32, đường Láng- Hòa Lạc cũng làm cho giá đất tại một số khu vực ven đô tăng cao.

Ngoài ra, quy định của pháp luật về giao đất rừng, đất nông nghiệp quá thông thoáng nên dẫn đến hiện tượng nhiều nơi giao đất cho cả những đối tượng không phải là nông trường viên. Việc quản lý đất nông trường, đất rừng còn lỏng lẻo và chồng chéo dẫn đến mua bán, chuyển nhượng lộn xộn chính quyền không kiểm soát được. Quy định của pháp luật về thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất rừng đơn giản cũng đã tạo kẽ hở cho những người đầu cơ đất đai trục lợi.

Theo Bộ Xây dựng, để khắc phục tình trạng này, các cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, chi cục thuế có trách nhiệm kiểm tra và kiên quyết không cho sang tên đổi chủ những trường hợp chưa đủ thủ tục, giấy tờ hợp pháp và chưa nộp thuế. Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành quy định đối với đất giao có thời hạn như đất rừng, đất canh tác. Các loại đất này không được tự do chuyển nhượng mà chỉ được chuyển nhượng có điều kiện (về đối tượng, thời gian sử dụng đất) để hạn chế việc mua đi bán lại trong thời gian ngắn làm lộn xộn thị trường.

Gần đây, tình trạng sốt đất tại các khu vực thuộc tỉnh Hà Tây cũ nằm trong địa giới hành chính Thủ đô mở rộng đã trở thành vấn đề “nóng”. Cùng với giá cả tăng chóng mặt, lượng giao dịch ở một số khu vực này cũng tăng 25-30% so với tháng trước. Tại đây không chỉ xảy ra tình trạng đầu cơ, đẩy giá đất tăng cao mà còn có những trường hợp mua bán đất trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng.

(Theo vnexpress)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi