Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cơ cấu Vinashin: Đồng bộ 3 nhiệm vụ củng cố, ổn định và phát triển

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, những khó khăn hiện nay của Vinashin vẫn nằm trong tầm kiểm soát và chúng ta có đủ sức để giải quyết. Việc cần làm nhất là phải hợp lực lại, yếu tố quyết định là tạo sự đồng thuận. 

Phó Thủ tướng cho rằng phải thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ là củng cố, ổn định và phát triển Vinashin - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 14/8, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng cùng Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã làm việc với Công ty Đóng tàu Hạ Long, Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân – Quảng Ninh, Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng – Hải Phòng - những đơn vị thành viên của Vinashin.

Những doanh nghiệp nòng cốt vẫn trụ vững

Phó Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh Vinashin đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thì đây là những doanh nghiệp còn trụ vững và gặp khó khăn ít hơn mặc dù cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.

Là một trong những công ty thành viên được đầu tư lớn nhất của Tập đoàn, Công ty Đóng tàu Hạ Long đã trở thành một nhà máy đóng tàu tương đối hiện đại, đủ sức đóng mới những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao như tàu chở dầu, tàu chở ô tô, tàu chở hàng khô và tàu chở container.

Trong những năm qua công ty đầu tư 3 dây chuyền sản xuất đóng mới với tổng mức đầu tư trên 3.400 tỷ đồng. Nhìn chung các công trình đầu tư đã phát huy được tác dụng tốt, không có dự án nào ngoài ngành hoặc chưa sử dụng.

Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân là đơn vị mới được thành lập nhưng đã có công suất 1 triệu tấn/năm. Sản phẩm chủ yếu là các loại thép tấm cán nóng phục vụ cho ngành cơ khí chế tạo máy, đóng tàu, thép tấm cường độ cao cho nồi hơi và các đường ống dẫn khí đốt và dầu mỏ. Các sản phẩm được đăng ký theo đúng các tiêu chuẩn của Nhật Bản, Na Uy, Anh…

Là một trong những đơn vị đầu tàu của Vinashin, trong 7  tháng đầu năm, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng đạt giá trị doanh thu gần 770 tỷ đồng. Tổng Công ty đang tập trung thi công các dự án trọng điểm nhằm nâng cao năng lực đóng tàu, tiến hành rà soát các dự án, tạm dãn, tạm dừng đầu tư các dự án không phù hợp.

Hiện nay, khó khăn chung của những đơn vị này chủ yếu là thiếu vốn để sản xuất, mua vật tư thiết bị, thiếu vốn để trả cho các nhà thầu và hoàn thiện các dự án dở dang.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cùng Đoàn công tác trao đổi với lãnh đạo Công ty Đóng tàu Hạ Long - Ảnh: Chinhphu.vn

Đồng thuận là yếu tố quyết định tái cơ cấu thành công

Phó Thủ tướng đánh giá cao quyết tâm từ lãnh đạo tới cán bộ công nhân viên của các đơn vị này. Những doanh nghiệp này sẽ không chỉ làm nhiệm vụ tái cơ cấu chính mình mà phải đi trước, đóng góp thiết thực vào việc giữ ổn định và phát triển của Tập đoàn.

Một lần nữa, Phó Thủ tướng khẳng định lại yêu cầu và quyết tâm  hình thành một tập đoàn mạnh như Vinashin, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.

“Phải tìm mọi cách để củng cố, ổn định và phát triển. Không để củng cố xong mới ổn định và phát triển mà phải nỗ lực thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ trên”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.

Ghi nhận những thành quả mà các đơn vị thành viên của Vinashin đã đạt được trong năm qua, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã đóng được những con tàu cho cả trong và ngoài nước, phục vụ cứu hộ, cứu nạn… Đó là những năng lực không ai có thể phủ nhận được.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng kiểm tra dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân - Ảnh: Chinhphu.vn

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ đóng tàu cũng từng bước phát triển. Từ việc phải nhập thép, đến nay chúng ta đã sản xuất được thép tấm để đóng tàu, sản xuất được động cơ diesel…

Hơn nữa, đội ngũ cán bộ kỹ sư, kỹ thuật có thể thiết kế và đóng được những con tàu lớn đủ tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ công nhân kỹ thuật có thương hiệu và chứng chỉ quốc tế là những tiền đề cơ bản để xây dựng ngành đóng tàu Việt Nam ngày càng phát triển.

Yếu kém và sai phạm của Vinashin trong thời gian qua có nguyên nhân cả chủ quan và khách quan nhưng những khó khăn hiện nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát, và chúng ta có đủ sức để giải quyết, Phó Thủ tướng khẳng định.

Việc cần làm nhất lúc này theo Phó Thủ tướng chính là phải hợp lực lại, tạo đồng thuận, đoàn kết nhất trí, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, đẩy mạnh sản xuất, vượt qua thách thức.

Để tái cơ cấu Vinashin hiệu quả, Phó Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ tiên quyết là giải quyết các vấn đề về đời sống và tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, tạo ra quyết tâm mới trong từng đơn vị. Các đơn vị thành viên phải góp phần quan trọng vào việc xây dựng, tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin với tinh thần mới.

Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin vừa được chính thức thành lập đã bắt tay ngay vào việc. Việc thanh tra, kiểm tra, phối hợp hành động của Ban chỉ đạo đều có mục tiêu thống nhất là thúc đẩy phát triển sản xuất của Tập đoàn. Kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn, đồng thời xử lý nghiêm khắc các vi phạm. Những công việc này cũng sẽ góp phần ổn định tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, tạo tiền đề cho việc tái cơ cấu Tập đoàn thành công.

Phó Thủ tướng cho biết, những kiến nghị của doanh nghiệp sẽ được giải quyết. Trước mắt, nhất định không được để thiếu lương, chậm lương và bảo hiểm xã hội cho công nhân.

(Theo Kiều Liên // Tin Chính phủ)

  • Đăng ký ôtô nhập khẩu không cần khai nguồn gốc?
  • Viên chức lập bản đồ địa chất khoáng sản sẽ được phụ cấp 40%
  • Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
  • Đơn giản hóa TTHC để kích thích sản xuất và tiêu dùng
  • Bệnh viện dùng “điện xanh” đầu tiên ở Việt Nam
  • VEA kiến nghị tăng giá điện lên 1.500 đồng/KWh
  • Để công tác xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp
  • Thêm Nhà máy điện gió Bạc Liêu vào quy hoạch điện VI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi