Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng ngành xây dựng dẫn đầu khối sản xuất

Trong xây dựng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 2,5% về tỷ trọng và tăng 20,4% về giá trị sản xuất so cùng kỳ.

Báo cáo phân tích tình hình công nghiệp - xây dựng 6 tháng đầu năm của Vụ Công nghiệp và Xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho thấy, giá trị sản xuất xây dựng có tốc độ tăng trưởng khá cao, tới 23,8% so với cùng kỳ.

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm nay, lĩnh vực xây dựng có tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng cao nhất trong các ngành sản xuất thực. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm nay tăng 13,6%; nông, lâm, thủy sản chỉ tăng 5,3%.

Cụ thể, giá trị sản xuất (theo giá thực tế) ngành xây dựng quý 2/2010 ước đạt 114,1 nghìn tỷ đồng, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt khoảng 215,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,2% GDP cùng thời kỳ (so với 855,2 nghìn tỷ đồng), và tăng 23,8% so với 6 tháng đầu năm 2009.

Trong con số kể trên, khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 26,2% giá trị sản xuất toàn ngành và tăng 18,8%; khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng 71,3% và tăng 25,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,5% và tăng 20,4%.

Một số tỉnh, thành phố quy mô xây dựng lớn có tốc độ tăng giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm cao so với cùng kỳ như Hà Nội và Bắc Ninh cùng tăng 25,2%; Thanh Hóa (31,6%); Thừa Thiên - Huế (50,1%); Quảng Ngãi (75,9%); Tp.HCM (26,1%); Long An (34,4%)...

Theo Vụ Công nghiệp và Xây dựng, nguyên nhân chủ yếu khiến cho ngành xây dựng phát triển ổn định và tăng cao trong 6 tháng đầu năm là do Chính phủ đã và đang có nhiều chủ trương khuyến khích và đầu tư cho xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình kinh tế trọng điểm, công trình công cộng, an sinh xã hội…

Ngành xây dựng cũng ít chịu ảnh hưởng bởi giá cả nguyên vật liệu nhập ngoại hơn các ngành khác, hầu như không chịu ảnh hưởng bởi khó khăn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài; sản phẩm chủ yếu sản xuất trong nước (trừ sắt, thép), có thể chủ động về nguồn nguyên liệu tại chỗ với giá cả khá ổn định…

(Theo Vneconomy)

  • Bắt đầu mua lúa tạm trữ
  • Hệ thống điện quốc gia đối diện nguy cơ sự cố
  • Không tăng giá điện, hạn chế chỉnh giá xăng
  • Công nghiệp tăng trưởng rõ nét từ tháng 3
  • Kiểm tra, giám sát
  • Ngành du lịch đến năm 2020 đóng góp 8% GDP
  • Kiểm soát nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI
  • 6 tháng, cổ phần hóa được 26 DNNN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi