![]() |
Hội thảo – tập huấn về đầu tư nước ngoài và kỷ năng xúc tiến đầu tư khu vực miền Trung – Tây Nguyên |
Theo đó, học viên tham gia tập huấn lần này sẽ được các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước trang bị thêm kiến thức về đầu tư nước ngoài (ĐTNN) và kỷ năng XTĐT, gồm các nội dung như vấn đề XTĐT và hội nhập kinh tế quốc tế (do ông Andrew Grady Stephens, chuyên gia về đầu tư của Usaid/Star Việt Nam trình bày); một số vấn đề về lợi thế và marketing đia phương (Ths. Nguyễn Thị Mỹ Châu, Giang viên cao cấp ILO); nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI, thực tiển tốt trong cải thiện môi trường kinh doanh của một số tỉnh, thành phố (Phó Trưởng ban pháp chế Phòng TM&CN Việt Nam Đậu Anh Tuấn); kỹ năng xây dựng chương trình XTĐT cấp địa phương và kỹ năng xây dựng thông tin tư liệu phục vụ công tác XTĐT (Ths. Nguyễn Huyền Minh). Lớp học còn được chuyên gia của JICA (Nhật Bản) cung cấp thông tin về nhu cầu của nhà đầu tư và hoạt động XTĐT; bình luận và nhận xét về thực trạng và các giải pháp thu hút FDI của địa phương; xây dựng kế hoạch và triển khai hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép… . Đặc biệt, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Bích Vân thông báo về tình hình ĐTNN tại Việt Nam đến tháng 8/2010, định hướng thu hút đầu tư năm 2010 và những năm tiếp theo.
Theo bà Vân, tính đến hết tháng 7/2010, cả nước có hơn 11.800 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký trên 188 tỷ USD, trong đó lĩnh vực nông nghiệp chế biến và chế tạo chiếm trên 60% số dự án và trên 49% vốn đăng ký. Với việc ban hành Luật Kinh doanh bất động sản và đổi mới chính sách đất đai, trong 2 năm trở lại đây ĐTNN vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng đang gia tăng mạnh và đưa lĩnh vực này đứng thứ hai trong thu hút ĐTNN với 336 dự án/tổng vốn đăng ký hơn 42 tỷ USD (chiếm 22,42% tổng vốn đăng ký). Tiếp đến là các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, thông tin truyền thông, sản xuất phân phối điện khí nước, nghệ thuật và giải trí. Tại hội nghị, Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, đến thời điểm này có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư tại 64 tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với 2.570 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 23 tỷ USD, tiếp đến là Đài Loan với 2.130 dự án/22,6 tỷ USD, và kế tiếp là các nhà đầu tư Nhật Bản, Malaysia và Singapore. Hiện TP HCM vẫn là nơi thu hút nhiều nhà ĐTNN nhất với 3.441 dự án còn hiệu lực/tổng vốn đăng ký 28,5 tỷ USD (chiếm 15,12% tổng vốn đăng ký cả nước). Sắp đuổi kịp TP HCM là Bà Rịa – Vũng Tàu với quy mô vốn đăng ký 25,9 tỷ USD, tiếp đến là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Phú Yên và Thanh Hóa.
Trong khi đó, chỉ tính trong 7 tháng đầu năm 2010, cả nước đã có 533 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 8,41 tỷ USD (bằng 105,4% so với cùng kỳ 2009); và 137 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 715 triệu USD (bằng 13,3% so với cùng kỳ năm 2009). Nếu tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 7 tháng đầu năm các nhà ĐTNN đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam là 1,128 tỷ USD (bằng 68% so với cùng kỳ năm 2009). Về tình hình thực hiện vốn FDI, trong 6 tháng đầu năm ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 1,6%; riêng xuất nhập khẩu khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 20,6 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ. Giá trị kim nghạch xuất khẩu của khu vực FDI gia tăng mạnh mẽ trong 7 tháng đầu năm do nên kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt 19,4 tỷ USD (tăng 46,4% so với cùng kỳ).
Riêng khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đến nay đã thu hút ĐTNN được gần 656 dự án với vốn đăng ký trên 24,8 tỷ USD (cả cấp mới và tăng vốn), chiếm 5,56% so với cả nước về số dự án và hơn 13,18% về vốn đăng ký. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư đăng ký chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực thương mại dịch vụ với tổng vốn đầu tư hơn 16,2 tỷ USD (chiếm 65,44%), tiếp đến công nghiệp – xây dựng với gần 8,3% (chiếm 33,33,41%); nông lâm ngư nghiệp – đây cũng là thế mạnh của khu vực này nhưng lại ít được các nhà đầu tư quan tâm nên số vốn đầu tư chỉ chiếm khoảng 1,15% (khoảng 285 triệu USD).
Nhìn chung, việc thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Khu vực kinh tế ĐTNN đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, ngày càng đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của cả nước. Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn khá nhiều tồn tại như việc phân cấp mạnh trong điều kiện còn thiếu hụt trong quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa bàn cũng như nguồn nhân lực đã qua đào tạo đã dẫn đến khả năng thực hiện thấp hoặc rất chậm tại nhiều địa phương (nhất là các dự án có quy mô lớn); nhiều lúc không cân đối hợp lý lợi ích do dự án mang lại cho địa phương và chi phí xúc tiến, triển khai dự án…
Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân, để tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam cũng như khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung, trước mắt cần giải quyết những tồn tại đồng thời cần đổi mới công tác XTĐT để nâng cao chất lượng và cần được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thông thoáng nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động này.
Và trên hết vẫn là trang bị kiến thức về ĐTNN và kỹ năng XTĐT cho cán bộ công chức cùng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XTĐT. Đợt tập huấn sẽ kết thúc và trao giấy chứng nhận cho học viên vào ngày 20/8.
(Theo Đại Phong // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com