Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không dạy học quá 7 tiết/ngày đối với học sinh tiểu học

Hướng dẫn các Sở giáo dục và đào tạo trên toàn quốc thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học phải đảm bảo không tổ chức dạy học quá 7 tiết/ngày.

Khuyến khích triển khai các chương trình tiếng Anh tăng cường và làm quen tiếng Anh bắt đầu từ lớp 1 ở những nơi có điều kiện và có nhu cầu của học sinh - Ảnh minh họa

Về thực hiện kế hoạch giáo dục, Bộ yêu cầu, đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày, ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) cần thực hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, theo hướng dạy học phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường.

Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày, hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày.

Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm tăng thêm thời lượng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học, chủ yếu để củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, Toán hoặc tăng cường tiếng Việt.

Đối với thành phố, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, ngoài việc củng cố, ôn luyện kiến thức, kĩ năng cần tăng thời lượng cho việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; tổ chức hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ… nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh. Ở những vùng dân tộc, miền núi cần nhân rộng mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú với sự kết hợp đầu tư từ ngân sách, sự đóng góp của gia đình và sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội. Nhà trường cần tăng cường kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ học sinh.

Đặc biệt, về thời lượng, đảm bảo không tổ chức dạy học quá 7 tiết/ngày.

Khuyến khích làm quen tiếng Anh từ lớp 1

Về triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ, các trường tiểu học được chọn thí điểm chương trình Tiếng Anh tiểu học mới của Bộ (thời lượng 4 tiết/tuần) thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các yêu cầu đặt ra, rút kinh nghiệm cho việc triển khai đại trà.

Các trường khác chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, chương trình, tài liệu dạy học trên cơ sở phù hợp điều kiện thực tế và nhu cầu chính đáng của học sinh: Thực hiện dạy học ngoại ngữ tự chọn từ lớp 3, thời lượng 2 tiết/tuần, hoặc nhiều hơn 2 tiết/tuần; Khuyến khích triển khai các chương trình tiếng Anh tăng cường và làm quen tiếng Anh bắt đầu từ lớp 1 ở những nơi có điều kiện và có nhu cầu của học sinh.

Bộ yêu cầu, các Sở thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp sách giáo khoa, không thu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con liệt sỹ, con thương binh; các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung; bảo đảm vào năm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về việc sử dụng sách tham khảo trong nhà trường.

Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường. Những trường dạy học 2 buổi/ngày có thể tổ chức cho học sinh để sách, vở và đồ dùng học tập tại lớp.

(Theo Ngọc Hà // Tin Chính phủ)

  • Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học
  • Hình thành các trung tâm trọng điểm về công nghiệp CNTT
  • Chỉ thị của Thủ tướng: Vinashin sẽ chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính
  • Tiếp tục có chính sách hỗ trợ phát triển khu CNTT tập trung
  • Bộ Công an mở Cổng thông tin điện tử
  • Tái cơ cấu Vinashin: Đồng bộ 3 nhiệm vụ củng cố, ổn định và phát triển
  • Đăng ký ôtô nhập khẩu không cần khai nguồn gốc?
  • Viên chức lập bản đồ địa chất khoáng sản sẽ được phụ cấp 40%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi