Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2009: tỉ giá USD/VND sẽ ổn định hơn

Năm 2008, tỉ giá USD/VND biến động mạnh. Sau khi giảm đáng kể trong khoảng 3 tháng đầu năm, có lúc xuống còn 14.500 đ/USD thì trong quý II và quý III tỉ giá USD/VND đã tăng rất mạnh và lên cơn sốt. Có lúc, giá bán ra đã chạm ngưỡng 20.000 đ/USD, tăng tới 25% so với thời điểm đầu năm.

Để giữ ổn định thị trường, giúp cân bằng cán cân cung cầu ngoại tệ, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, năm 2008 NHNN đã thực hiện một số giải pháp theo hướng điều chỉnh tăng tỉ giá USD/VND. Tính đến cuối năm 2008, giá bán ra USD của các ngân hàng thương mại đã tăng lên 17.500 đ/USD, tăng trên 6% so với cuối năm 2007 và là mức tăng cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Nguyên nhân khiến tỉ giá USD/VND trong thời gian này chủ yếu là do tình trạng mất cân đối với cung cầu ngoại tệ gia tăng cùng với tác động tiêu cực của yếu tố tâm lý.
Theo ước tính, năm 2008 thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai và tài khoản vốn của Việt Nam vào khoảng gần 3 tỉ USD, so với mức thặng dư trên 10 tỉ USD trong năm 2007.
Tuy vậy, trong năm 2009 dự báo thị trường ngoại hối của nước ta sẽ ổn định hơn, tỉ giá USD/VND sẽ khó tăng mạnh. Nhận định này được dựa trên một số cơ sở sau đây:
Thứ nhất, về cung cầu ngoại tệ: Dự báo năm 2009 cung cầu ngoại tệ của nước ta sẽ bớt căng thẳng hơn, thậm chí năm 2009 chúng ta có thể có thặng dư cán cân thanh toán vãng lai và tài khoản vốn (ước đạt khoảng 6 tỉ USD) nhờ nhập siêu giảm mạnh, thực hiện giải ngân vốn FDI, ODA và dòng kiểu hối sẽ không giảm nhiều.
Theo dự báo, nhập siêu năm 2009 của cả nước sẽ giảm chỉ còn khoảng 11 tỉ USD, giảm 7 tỉ USD so với năm 2008. Thực hiện giải ngân vốn FDI và ODA năm 2009 sẽ đạt khoảng 12 tỉ USD, so với mức 14 tỉ USD trong năm 2008.
Ngoài ra, xu hướng rút vốn khỏi thị trường của khối đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế nhờ nền kinh tế nước ta sớm ổn định và phục hồi hơn so với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Bên cạnh đó, việc thị trường chứng khoán giảm sâu, thanh khoản kém cũng là một rào cản đối với ý định thoái vốn của khối đầu tư nước ngoài.
Tham khảo cán cân thanh toán vãng lai và tài khoản vốn của nước ta (tr USD)
 
 
Năm 2007
Ước năm 2008
Dự báo năm 2009
A- Cán cân thanh toán vãng lai
-6.992
- 13.279
-7.215
Cân đối thương mại (giá FOB)
-10.360
-18.028
-11.000
Chuyên chở, bảo hiểm, dịch vụ
-894
-819
-865
Chuyển lợi nhuận FDI về nước
-2.168
-2.432
-2.350
Kiều hối
6.430
8.000
7.000
B. Cân đối tài khoản vốn
19.561
10.404
13.850
FDI giải ngân
6.550
11.500
8.500
ODA giải ngân
2.020
2.200
1.850
Vốn vay
2.045
 
1.000
Trả nợ nước ngoài
 
-4.900
-200
Vốn đầu tư gián tiếp
6.243
-1.200
1.200
Tiền gửi
2.624
2.800
1.500
C. Cân đối tổng thể
12.569
-2.875
6.635
 
Thứ hai: giảm giá VND để khuyến khích xuất khẩu. Nhưng trong bối cảnh hiện nay khi mà thị trường xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn bởi tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thì cho dù có giảm giá VND cũng không giúp kim ngạch xuất khẩu của nước ta gia tăng thêm nhiều.
Thứ ba, nếu VND tiếp tục mất giá mạnh sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta như:
Ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người dân, của doanh nghiệp, làm gia tăng tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế.
Khiến giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn, nhất là trong bối cảnh chúng ta vẫn cần nhập khẩu các mặt hàng là máy móc thiết bị và nguyên, nhiên liệu cơ bản để phục vụ cho đầu tư và sản xuất ở trong nước. Theo thống kê, trong năm 2008 kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng là máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu cơ bản đã chiếm tới trên 70% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Làm gia tăng chi phí các khoản vay đến hạn phải trả nợ nước ngoài.
Thứ tư, mặc dù VND tăng giá so với một số ngoại tệ trong thời gian gần đây nhưng VND vẫn giảm giá khá mạnh so với các ngoại tệ này xét trong trung và dài hạn. Theo thống kê, nếu so với đầu năm 2007, hiện VND đã giảm giá tới 38% so với đồng yên; giảm 5,6% so với đồng euro tăng 5,6%, giảm 22% so với đồng NDT, giảm 10% so với đô la Singapore và đồng baht của Thái Lan.

(Theo Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đô la đang ở đâu?
  • Đồng hryvnia của Ukraina giảm mạnh do bất ổn chính trị
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 24/02/2009: các đồng tiền châu Á giảm giá
  • Thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định
  • Thị trường tiền tệ thế giới châu Á tuần kết thúc ngày 20/03: sụt giảm mạnh
  • Các đồng nội tệ Đông Âu đang ngày một mất giá
  • Hiệu ứng giảm lãi suất
  • Tỷ giá 2009: Tăng trong vòng kiểm soát?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!