Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bangladesh: Bùng nổ học tiếng Anh qua điện thoại di động

Vào mỗi sáng, Ahmed Shariar Sarwar đều gọi đến số điện thoại 3000 để nghe một bài học tiếng Anh, với hy vọng sẽ giúp cải thiện trình độ ngoại ngữ, giúp anh nhanh chóng có được “tấm hộ chiếu” xin việc tại mọi công ty nước ngoài sau khi tốt nghiệp. Buổi học tiếng Anh qua điện thoại này kéo dài trong 3 phút.

Rahman, một sinh viên 21 tuổi, hiện đang học chuyên ngành thương mại dệt may cũng có suy nghĩ giống Ahmed, cho biết nó hỗ trợ anh nhiều trong việc học tiếng Anh và đây sẽ là chiếc “chìa khóa” giúp anh có được một công việc hấp dẫn ở các công ty nước ngoài đặt trụ sở tại Dhaka.

Cũng như Ahmed, Rahman, hàng chục ngàn thanh niên khác ở Bangladesh đang sử dụng dịch vụ dạy tiếng Anh qua điện thoại sau khi được tổ chức BBC World Service (Quỹ từ thiện của tổ hợp truyền thông BBC) tung ra vào tháng trước.

Giới trẻ Bangladesh hứng thú học tiếng Anh qua điện thoại di động.

Chương trình học tiếng Anh qua điện thoại được gọi là Janala (nghĩa là “cửa sổ” trong tiếng Bengali), cho phép các học viên nhận các bài học SMS và audio về đàm thoại, phát âm và tiếng Anh cơ bản. Nó đòi hỏi các học viên phải tham gia 5 ngày mỗi tuần trong suốt 18 tháng. Mục tiêu của chương trình này là dạy tiếng Anh cho 6 triệu người đến năm 2011.

Rahman cho biết, những bài học tiếng Anh tuy đơn giản nhưng rất hữu hiệu. Người học chỉ mất có 3 taka (chưa đến 800 đồng Việt Nam) cho mỗi bài học, và đây là một cách học tiếng Anh rẻ nhất ở Bangladesh.

Bà Sara Chamberlain, người đứng đầu chương trình Janata của BBC World Service, cho biết số cuộc gọi dự kiến vào ngày đầu tiên chỉ có dưới 25.000, nhưng con số này đã lên đến 84.000. Hiện con số này vẫn đang tăng lên từng ngày, và việc học tiếng Anh qua điện thoại đã trở thành một cơn sốt trong giới trí thức trẻ ở Bangladesh.

Tại nước này, ngành dệt may xuất khẩu và các lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng yêu cầu nhân viên phải nói được tiếng Anh, mức lương cơ bản họ được trả có thể lên đến 500 USD/tháng, trong khi mức thu nhập tối thiểu ở quốc gia này chỉ là 25 USD/tháng. Trước đây, tiếng Bengali được đẩy mạnh trong mọi lĩnh vực học tập, và cũng kể từ đó tiếng Anh hầu như bị xóa sổ khỏi hệ thống giáo dục.

Trong vài năm gần đây, chính phủ đã khuyến khích người dân tăng cường học tiếng Anh sau khi nền kinh tế xuất hiện các dấu hiệu khởi sắc nhờ vào việc mở rộng cửa chào đón các công ty và tập đoàn nước ngoài.

Thành công của chương trình là nhờ vào tất cả các nhà khai thác điện thoại di động của Bangladesh đã giảm giá 75% cho mỗi cuộc gọi tới số dịch vụ Janala. Họ hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ giúp mang lại hy vọng cho hàng triệu sinh viên nghèo ở đất nước này.

Mặc dù gần 40% người dân Bangladesh (trong tổng số 144 triệu dân) vẫn sống ở mức nghèo khổ với thu nhập chưa tới 1 USD/ngày nhưng họ vẫn được hưởng những dịch vụ di động tốt nhất nhờ chính sách rộng mở của chính phủ.

Bangladesh hiện cũng được xếp vào nước có tốc độ phát triển điện thoại di động nhanh nhất thế giới với tỷ lệ là 26%/năm.


(Theo Gulf Times/SGGP)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Hoài niệm từ Đông Âu
  • Khủng hoảng kinh tế tràn vào cả bàn ăn của người Anh
  • Mùa đông Bristol đầu tiên có tuyết
  • TT Pháp “nổi nóng” với Google
  • Nền kinh tế Đức suy giảm mạnh hơn mức dự đoán trong năm 2009
  • EU quyết định viện trợ cho Haiti 3 triệu EUR
  • TT Belarus gửi thư cho TT Nga bàn về vấn đề dầu mỏ
  • Tổng thống Nga kêu gọi giải quyết nạn thất nghiệp