Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nhân ngành may: Cung không đủ cầu!

Ngành may đang thu hút lao động

Theo Sở LĐ-TB&XH, trong năm 2009, các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh cần tuyển hơn 41.000 lao động, trong đó ngành may công nghiệp và da giày chiếm số lượng khá lớn nhu cầu tuyển dụng. Thời gian gần đây, một số DN thuộc ngành này lâm vào tình trạng khan hiếm lao động, ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?


Nhu cầu nhiều


Trước và sau Tết Nguyên đán 2009, tình hình kinh tế khó khăn, một số DN thuộc các ngành như may và da giày phải cắt giảm lao động. Từ sau Tết Nguyên đán, theo khảo sát của chúng tôi,  ngành may và da giày vẫn là ngành thu hút đông đảo lực lượng lao động. Trao đổi với chúng tôi, cán bộ nhân sự của một DN may cho biết: “Trong thời gian gần đây, tình hình tuyển dụng lao động ngành may là rất khó, một số lao động tự ý bỏ việc, khiến cho DN gặp không ít khó khăn cho nguồn nhân lực của mình để ổn định sản xuất. Nhớ lại những năm trước, DN chỉ cần đăng thông báo tuyển dụng lao động thì sáng sớm đã có hàng chục người đứng chờ sẵn trước cổng công ty để vào phỏng vấn. Còn bây giờ, nhân viên nhân sự phải tính “nát óc” trong khâu tuyển dụng lao động. Thậm chí được người nào xin vào xí nghiệp là nhận ngay, mặc dù họ chưa được đào tạo nghề may. Khi tuyển vào, công ty phải đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, trong thời gian học nghề, lao động vẫn được hưởng lương”. Do tuyển không đủ lao động nên trong thời gian qua, một số công ty may phải cử cán bộ đến một số tỉnh để tuyển dụng. Một số nhân viên quản lý nhân sự ngành may, than rằng: Lao động ngành may ít ổn định hơn so với những ngành khác, trong phân xưởng hôm nay thì lao động ngồi kín chỗ nhưng rồi không biết họ ra đi lúc nào. Do thực tế như vậy nên nhiều lúc cán bộ quản lý nhân sự như ngồi trên đống lửa, kế hoạch sản xuất luôn bị động”. 


Cung vẫn không đủ


Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay tại một số trung tâm giới thiệu việc làm, nhiều công ty may có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn lao động chủ yếu là các ngành: may, da giày, chế biến gỗ... nhưng các trung tâm vẫn không có đủ lao động để cung ứng. Nguyên nhân vì sao? Chị Tám, quê ở Hà Tĩnh, công nhân làm việc tại KCN Sóng Thần, nói: “Ngành may luôn tăng ca, lương thấp, hàng không ổn định nên công nhân gặp không ít khó khăn. Trong thời gian qua, một số DN luôn quan tâm đến đời sống của công nhân ngành may như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ thêm các khoản thu nhập khác, nhưng do đặc thù ngành này nên người lao động vẫn gặp khó khăn trong cuộc sống”. Một số công nhân khác thì mong rằng: “Họ có thể chấp nhận đồng lương không cao, nhưng phải có việc làm ổn định để lo cho cuộc sống”. Giám đốc một trung tâm giới thiệu việc làm nhận xét: “Một vài năm trước, việc tuyển công nhân ngành may rất dễ dàng. Giờ đây, nhiều lao động khi đến tìm việc có trình độ thấp, được trung tâm tư vấn cho ngành may thì họ đều từ chối vì cho rằng lương thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống, lại phải luôn tăng ca”. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ngành may như hiện nay, trước tiên các DN may có thể chủ động thời gian làm việc để bảo đảm cho người lao động có việc làm ổn định. Song song đó, DN phải thực hiện tốt hơn các chính sách về nhà ở cũng như các chế độ, quyền lợi khác của người lao động để thu hút được lao động ngành may.

( Theo báo điện tử Bình Dương)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Lao động ngành chế biến thủy sản có nguy cơ mất việc làm
  • Khi ai cũng có thể mất việc
  • Hải Phòng gắn tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội
  • Sắp xếp việc làm cho người lao động mất việc tại các KCX, ND - KCN ở TP Hồ Chí Minh
  • Khánh thành Trường trung cấp nghề Việt Nam - Canada tại Hải Dương
  • Thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động
  • Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động
  • 2 triệu USD phát triển nguồn nhân lực tiểu vùng sông Mekong
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu