Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sắp xếp việc làm cho người lao động mất việc tại các KCX, ND - KCN ở TP Hồ Chí Minh

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, từ cuối năm 2008, nhiều doanh nghiệp tại các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) ở TP Hồ Chí Minh đã phải cắt giảm lao động.
 

Thậm chí một số đơn vị lâm vào bế tắc buộc phải giải thể, làm cho hàng nghìn công nhân mất việc làm. Ðiển hình là Công ty TNHH FILLA (KCN Tây Bắc Củ Chi) với hơn 580 lao động và Công ty TNHH Hùng Mẫn (KCN Lê Minh Xuân) với hơn 400 lao động. Tính đến thời điểm hiện nay, có gần 8.000 công nhân trong các KCX, KCN ở TP Hồ Chí Minh mất việc làm.

 


Trong khi đó, từ sau Tết Kỷ Sửu đến nay, một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, do nhu cầu mở rộng sản xuất hoặc phải bổ sung lao động bỏ việc, đã ráo riết tuyển dụng lao động. Nhiều nơi có nhu cầu tuyển hàng trăm công nhân, thậm chí có đơn vị như Công ty TNHH Free Trend thông báo tuyển dụng tới 2.000 người, Công ty TNHH Up Grain tuyển 500 người...

 


Ðể góp phần tìm việc làm mới cho người lao động mất việc, Ban quản lý các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh, thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm của mình, đã đứng ra giới thiệu cho nhiều doanh nghiệp tuyển dụng được hàng nghìn công nhân. Theo Giám đốc Trung tâm Nguyễn Thanh Tùng, từ trước Tết Kỷ Sửu đến nay, Trung tâm nhận được đơn đặt hàng của các doanh nghiệp cần tuyển 5.000 lao động cho các ngành: cơ khí, may mặc, thủy hải sản, nhựa, hóa chất, kim hoàn và thợ phổ thông.

 


Trong khi đó có khoảng 30% số lao động mất việc trong các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh đã tìm đến Trung tâm nhờ tìm việc làm mới. Bằng cách tư vấn cho công nhân nên tìm việc ở công ty, ngành nghề nào phù hợp, đồng thời giới thiệu cho các doanh nghiệp những lao động đang cần việc làm, Trung tâm đã ráp nối thành công cho hầu hết số người tìm đến Trung tâm.

 


Như vậy đến nay đã có khoảng gần 2.500 lao động mất việc đã tìm được việc làm mới tại các công ty như: Free Trend, Up Grain, Domex-Lyntex, Danu, Thái Thuận, Futaba và nhiều công ty chế biến hải sản tại KCX: Linh Trung, Tân Thuận... Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 5.500 người chưa có việc làm và một số doanh nghiệp vẫn chưa tuyển dụng được khoảng 2.500 lao động phù hợp.

 


Theo nhận định của Trưởng phòng Lao động - tiền lương của Ban Quản lý các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh Ðoàn Thị Thu Hà, thực ra, hiện nay, tại các KCX, KCN tồn tại một thực tế là: có nhiều người lao động mất việc chưa tìm được việc làm mới, nhất là lao động phổ thông và lao động những nghề đơn giản như: giày, da, dệt, máy...

 


Trong khi đó có nhiều doanh nghiệp đòi hỏi lao động có chất xám hoặc kinh doanh những nghề vất vả như: chế biến thủy, hải sản... lại khó tuyển đủ lao động. Thậm chí có doanh nghiệp do khó tìm được lao động đã phải hạ tiêu chuẩn tuyển dụng xuống nhưng vẫn không tìm đủ người. Khá nhiều công nhân tuy đã bị mất việc ở doanh nghiệp này nhưng lại chần chừ không muốn đầu quân cho đơn vị mới vì nhiều lý do khách quan như: tiền lương không cao, điều kiện làm việc cực nhọc, khó thuê nhà ở, xa lạ bạn bè...

 


Vì vậy, muốn sắp xếp việc làm cho những người lao động bị mất việc  ở các KCX, KCN, các cơ quan chức năng như: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý các KCX, KCN; Liên hiệp công đoàn thành phố; các trung tâm giới thiệu việc làm và các tổ chức công đoàn cơ sở cần thường xuyên cập nhật thông tin từ các doanh nghiệp, lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng của công nhân để làm cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp, khơi thông giữa hai khâu cung và cầu.

 

Trên thực tế, mấy năm gần đây, TP Hồ Chí Minh ráo riết thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong các KCX, KCN bằng cách giảm dần tỷ lệ các ngành sản xuất những mặt hàng thông thường và tăng dần tỷ lệ các ngành sản xuất những mặt hàng có giá trị kinh tế cao như: cơ khí, hóa chất, điện tử, công nghệ thông tin,... điều đó có nghĩa là không cấp giấy phép mới cho những dự án sử dụng nhiều lao động, sử dụng công nghệ trung bình hoặc thấp như: dệt may, da giày, lương thực, thực phẩm.

 

Ðồng thời khuyến khích và hỗ trợ những doanh nghiệp (đã hoạt động trong các KCX, KCN) chuyển dịch theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, giảm dần tỷ lệ gia công, từng bước làm chủ ba khâu: thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm. Vì thế từ vài năm  nay, cơ cấu tuyển dụng lao động đã bắt đầu thay đổi. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn cao, có nghề vững đang có xu hướng nhích dần lên khoảng từ 5% đến 10% mỗi năm.

 

Do đó, nâng cao trình độ, tổ chức đào tạo lại cho công nhân là giải pháp cơ bản nhất và tốt nhất không những để những người mất việc có thể tìm được việc làm mới mà còn đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chuyển hướng sang các ngành nghề đòi hỏi nhiều chất xám và sản xuất ra những mặt hàng có giá trị kinh tế cao.

( Theo báo điện tử Nhân dân)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Hải Phòng gắn tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội
  • Khánh thành Trường trung cấp nghề Việt Nam - Canada tại Hải Dương
  • Thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động
  • Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động
  • 2 triệu USD phát triển nguồn nhân lực tiểu vùng sông Mekong
  • Việc làm cho người LĐ sau Tết tại các DN phía Nam: Thiếu chứ chưa mất
  • Lao động về nước trước hạn được hỗ trợ thế nào?
  • Vừa thừa, vừa thiếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu