Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hải Phòng gắn tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội

 

Bốc xếp sản phẩm
tại Công ty xi-măng Chinfon.
Tháng 1-2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng đạt 2.951,9 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất thủy sản tăng 0,8%, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn Nhà nước tăng 5,4%, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 37,1%...
 

 

Ðây là kết quả phấn đấu nỗ lực của Hải Phòng cùng cả nước vượt qua khó khăn thách thức, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

 


Nỗ lực cho tăng trưởng kinh tế
 

 

Ông Lê Ngọc Biên, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần thép Ðình Vũ cho biết: Trong các tháng cuối năm 2008, Công ty cổ phần thép Ðình Vũ cũng "lao đao" do giá phôi thép giảm mạnh, lượng thép tồn kho khá lớn, doanh nghiệp (DN) phải tiết giảm sản xuất.
 

 

Cùng với các giải pháp hỗ trợ ngành thép của Chính phủ và cố gắng của bản thân DN, hoạt động sản xuất từng bước ổn định. Trong tháng 1-2009, công ty đã sản xuất 11 nghìn tấn phôi thép, từ tháng 2-2009, DN đã lấy lại "phong độ", dây chuyền sản xuất hoạt động hết công suất và sản lượng dự kiến đạt mức cao 1,6 triệu tấn như trước đây.
 

 

Nhiều DN khác ở Hải Phòng sau khủng hoảng cũng dần lấy lại cân bằng, duy trì sản xuất ổn định. Nhờ vậy, khi giá trị sản xuất công nghiệp cả nước giảm, công nghiệp Hải Phòng vẫn tăng 11,4% so cùng kỳ. Tuy chưa đạt mức yêu cầu tăng trưởng 18 - 19%, song trong bối cảnh cả nước khó khăn thì kết quả này là rất đáng phấn khởi.

 


Trong đó, công nghiệp trung ương tăng trưởng cao nhất 25,8%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9,7%; công nghiệp địa phương thấp hơn, đạt 7,6%. Nhiều ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng rất cao như sản xuất thực phẩm, đồ uống, máy móc thiết bị điện, xi-măng... tăng gấp hai lần; sản xuất kim loại tăng gấp tám lần...

 


Xuất khẩu là một trong những thế mạnh của Hải Phòng,  kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố tháng đầu năm 2009 đạt 127,9 triệu USD, tăng 37,1%. Các sản phẩm chủ lực như tàu biển, thủy sản, dây và cáp điện, giày dép, dệt may, sản phẩm pla-tic vẫn duy trì tăng trưởng.

 


Riêng Công ty đóng tàu Sông Cấm đã xuất khẩu ba tàu kéo cho Hà Lan trị giá 12,5 triệu USD. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt 75,2 triệu USD. Nhiều DN như
Công ty cổ phần ắc-quy Tia Sáng, Công ty cổ phần LS Vina Cable... tiếp tục tìm kiếm được nhiều thị trường xuất khẩu mới.

 

 
Năm 2008, Hải Phòng đạt mức tăng trưởng kinh tế 13,02%, là mức cao nhất từ năm 2000 trở lại đây. Kinh tế Hải Phòng đang là điểm sáng trong giai đoạn khó khăn chung của cả nước, thể hiện vai trò đầu tàu trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

 


Chăm lo an sinh xã hội
 

 

Ngăn chặn đà suy giảm kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của TP Hải Phòng nhằm duy trì các chỉ tiêu tăng trưởng. Cùng với gói giải pháp kích cầu của Chính phủ, các cấp, ngành và các doanh nghiệp đang cố gắng nỗ lực trong ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh.

 


Thành phố cũng đang triển khai tích cực các giải pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm, nhất là các dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, có khả năng hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2009.

 


Trong đó có các dự án nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón DAP. Nhiều dự án lớn của các DN có tiềm năng phát triển và đóng góp cho ngân sách cao như dự án mở rộng sản xuất của Công ty cổ phần LS Vina Cable, Nhà máy phôi thép Úc, Nhà máy thép không gỉ Hàn - Việt, dự án lò cao luyện gang của Công ty cổ phần thép Ðình Vũ... được thành phố quan tâm, hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính, vốn... để sớm khởi công xây dựng.

 


Các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tăng thu hút vốn FDI và vốn đầu tư trong nước... đã tạo điều kiện để sớm đưa các công trình đi vào hoạt động, đem lại sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả cho kinh tế thành phố. Hàng loạt giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cũng được lãnh đạo thành phố triển khai tích cực. Hiệu quả rõ nhất là trong dịp Tết vừa qua, ngoài số kinh phí hỗ trợ người nghèo theo chủ trương của Chính phủ, TP Hải Phòng dành hơn 8 tỷ đồng trợ cấp và tặng quà Tết cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo.

 


Trong đó có 5 tỷ đồng quà Tết cho 50 nghìn người trong diện chính sách; 2,7 tỷ đồng quà Tết cho gần 27 nghìn hộ nghèo trong toàn thành phố; 315 triệu đồng chi Tết các đối tượng bảo trợ xã hội nuôi dưỡng tập trung, học viên trong các trung tâm giáo dục lao động xã hội, phạm nhân trong các trại cải tạo... Các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi được nâng mức sinh hoạt hằng tháng từ 240 nghìn lên 400 nghìn đồng/tháng.

 


Các ngành, các địa phương, tổ chức xã hội, DN thực hiện chương trình Tết cho người nghèo với số kinh phí hơn 5,3 tỷ đồng, tổ chức thăm hỏi, tặng quà và trợ cấp khó khăn đột xuất cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội. Ngoài ra, các hội, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội cũng tổ chức quyên góp, vận động đơn vị, cá nhân chung tay góp sức lo Tết cho người nghèo.

 


Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc
 

 

Ðầu tư cho phát triển là giải pháp tích cực để ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động, Chủ tịch Hội DN trẻ Hải Phòng Phạm Hồng Ðiệp cho biết: Nhiều DN trên địa bàn đang nỗ lực vượt qua khó khăn để ổn định, phát triển sản xuất. Các DN hết sức phấn khởi trước những khởi động mạnh mẽ của các ngành, các cấp trong thực thi chương trình kích cầu của Chính phủ. Mới đây, các ngân hàng nhanh chóng triển khai hỗ trợ lãi suất cho DN là một tín hiệu vui.

 


Tuy nhiên, bên cạnh việc kiểm soát, bảo đảm hỗ trợ lãi suất kịp thời, đúng đối tượng, thì các ngân hàng cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để những DN thật sự gặp khó khăn tiếp cận được nguồn vốn vay và thụ hưởng những ưu đãi của chính sách mang lại.

 


Ông Lê Ngọc Biên, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần thép Ðình Vũ cho rằng: Ngành ngân hàng đang triển khai khá tích cực các giải pháp hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, nhất là ngành thép. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có hướng dẫn chi tiết hơn đối với các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện cơ cấu lại nợ và đánh giá xếp hạng DN, nhất là các DN sản xuất thép.

 


Bởi lẽ, khi một DN có khoản nợ đến hạn chưa trả do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, làm cho sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, sản phẩm tiêu thụ chậm... thì gần như lập tức các ngân hàng thương mại sẽ hạ mức xếp hạng DN. Ðiều đó đồng nghĩa với việc DN bị hạn chế hạn mức tín dụng, thậm chí không được vay vốn tiếp. Như vậy, DN càng khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn và chính sách hỗ trợ của Chính phủ để vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm và ổn định đời sống cho công nhân.

 

( Theo báo điện tử Nhân dân)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Sắp xếp việc làm cho người lao động mất việc tại các KCX, ND - KCN ở TP Hồ Chí Minh
  • Khánh thành Trường trung cấp nghề Việt Nam - Canada tại Hải Dương
  • Thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động
  • Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động
  • 2 triệu USD phát triển nguồn nhân lực tiểu vùng sông Mekong
  • Việc làm cho người LĐ sau Tết tại các DN phía Nam: Thiếu chứ chưa mất
  • Lao động về nước trước hạn được hỗ trợ thế nào?
  • Vừa thừa, vừa thiếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu