Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cắt điện vô tội vạ, thiệt hại chồng chất thiệt hại

Gần đây, tại nhiều địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra hiện tượng cắt điện đột ngột, không lý do khiến các hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp vô cùng bức xúc, vì cắt điện đột ngột, gây không ít thiệt hại trong sản xuất…


Tại tỉnh Hà Tây, địa phương tập trung nhiều trang trại chăn nuôi lớn ở khu vực phía Bắc, tình trạng cắt điện liên tục khiến 100 trại nuôi gia súc, gia cầm công nghiệp ở thành phố Sơn Tây trở thành lò thiêu với sức nóng 60 độ C. Đến nay, hơn 3.000 con lợn và gà của Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ xã Cổ Đông chết, thiệt hại 6 tỷ đồng vì thiếu điện. Mỗi ngày hợp tác xã tốn gần 30 triệu tiền xăng dầu chạy máy nổ nhưng cũng chỉ đảm bảo được một nửa công suất hoạt động của các trại chăn nuôi.


Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ nuôi cá, tôm sử dụng máy quay tạo khí bằng điện nên khi điện mất đành cắn răng nhìn tôm, cá nổi trắng trên mặt nước vì không phải cũng có khả năng mua máy chạy dầu. Đối với khu vực sản xuất, quý 3 là thời điểm quan trọng để chuẩn bị chạy đua nước rút, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của cả năm. Do đó, mối lo cắt điện còn gây căng thẳng cho sản xuất hàng ngày. Cảng Đà Nẵng những ngày qua, hệ thống container phải ngừng hoạt động vì mất điện, lượng hàng hoá lưu lại tăng cao so với trước, thời gian lưu tàu chở hàng cũng kéo dài hơn.


Cắt điện đang là nỗi lo thường trực của các doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến công nghiệp như thủy sản, dệt may, luyện thép. Một dây chuyền máy trộn bêtông làm ống cống khi đang quay dở dang mà bị mất điện coi như khối bêtông đó phải bỏ đi và chỉ lấy lại phần sắt. Hay một mẻ thép chuẩn bị ra lò mà mất điện coi như hỏng cả mẻ thép đó, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Trong vòng một tháng qua, ngành điện liên tục cắt điện ở một số địa phương mà không hề thông báo trước về lịch cắt điện, nên các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp không chủ động được trong việc sản xuất, kinh doanh, hạn chế thiệt hại do thiếu điện gây ra.


Vẫn biết các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như người dân phải chung tay cùng ngành điện giải quyết khó khăn trong bài toán thiếu điện, nhưng rõ ràng, tình trạng cắt điện liên miên, không báo trước theo kiểu “sống chết mặc bay” như thời gian qua cho thấy ngành điện có biểu hiện “độc quyền”, chưa coi trọng người tiêu dùng. Trong xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp đang cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nguồn năng lượng, nhất là điện năng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất. Ngành điện cần tính toán lại tổng sản lượng điện và có kế hoạch phân phối hợp lý cho các khu vực sản xuất, đặc biệt những khi cần cắt điện thì phải lên kế hoạch và thông báo trước cho hộ dùng điện và doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo chỗ đứng trên thương trường quốc tế./.

(26/07/2008)

( Theo VOVNEWS )

  • 17/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2008 sẽ đạt kế hoạch
  • EVN: sẽ xin lỗi khách hàng liên miên?
  • Bắt mạch nghịch lý: sản xuất để rồi ế đọng
  • Không thể để họ biến đất nước thành bãi rác
  • Hiệp định thương mại toàn cầu: Lợi hay hại?
  • Đề bài nào cho tư vấn ngoại lập quy hoạch HN mới?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi