Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá tăng do chi phí "bôi trơn"

Chưa có con số cụ thể về con số chi phí "bôi trơn" chiếm bao nhiêu phần trăm giá thành sản phẩm, nhưng theo rất nhiều chuyên gia và qua các cuộc điều tra có sự tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế  cho thấy các khoản chi phí này khá lớn.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Tiến sĩ kinh tế, nguyên thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho biết.

Việt Nam chưa có thị trường cạnh tranh hoàn hảo

- Hiện nay giá nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đã giảm khá mạnh song thực tế tại Việt Nam, giá các mặt hàng tương ứng không giảm, hoặc có giảm cũng chỉ ở mức độ nhỏ giọt, theo bà nguyên nhân của vấn đề này nằm ở đâu?

Hiện nay, việc điều hành chính sách giá dựa theo cung – cầu thị trường thông qua chính sách kinh tế vĩ mô như: Thuế, tỷ giá, lãi suất, luật cạnh tranh…Do vậy nhà nước không thể điều tiết giá theo kiểu của thời tập trung bao cấp như trước, tức là bắt người bán – mua, doanh nghiệp (DN) thực hiện theo giá chủ quan của mình trừ một số mặt hàng cung cấp cho DN làm nhiệm vụ công được nhà nước ấn định giá cụ thể, còn lại tất cả các mặt hàng khác được điều tiết thông qua công cụ chính sách vĩ mô.

Có tình trạng một số mặt hàng giá thế giới tăng, trong nước tăng theo song khi thế giới giảm thì lại không giảm xuống được. Tại sao DN lại hành động được như vậy? Đó là do Việt Nam chưa có được thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Do vậy, mặc dù DN có bán với giá cao thì người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận mua, không lựa chọn nào để thay đổi thực tế này.

Trong điều kiện đó, nếu nhà nước kiểm tra tốt thì có thể điều tiết bằng cách thu thuế cao đối với doanh nghiệp bán giá thấp có chênh lệch cao. Song theo cảm giác của tôi, công cụ thuế hiện nay chưa theo sát được việc này. Chính cơ chế cạnh tranh chưa hoàn hảo, chưa có nhiều công ty tham gia vào việc nhập khẩu và phân phối các mặt hàng nhạy cảm do vậy người tiêu dùng có rất ít lựa chọn, trong trường hợp này việc điều tiết giá cả của nhà nước rất khó phát huy được tác dụng.

Hiện nay, cơ chế điều hành giá của mình đã hội nhập theo cơ chế giá thị trường thế giới và đã theo luật lệ rồi thì nhà nước khó lòng mà can thiệp sâu vào một số ứng xử của DN.

Chính tính chất thị trường đã làm cho DN có cơ hội thao túng giá một số mặt hàng. Để khắc phục nhược điểm này chúng ta cần mất một thời gian dài nữa, khi mà DN tham gia sâu hơn vào thị trường, khả năng cạnh tranh lớn hơn, thì việc DN thao túng thị trường sẽ giảm đi.

- Vậy theo bà, công tác điều hành sẽ phải theo định hướng nào để giá trong nước đi đúng theo cơ chế giá thị trường?

- Theo tôi cần một biện pháp kích cầu để người tiêu dùng tăng mua bán hàng hóa. Việc vận động DN giảm giá chỉ là phụ, vì hiện tại nhà nước đã trao quyền định giá cho DN nên trừ một số mặt hàng thiết yếu nhất định nhà nước can thiệp được vào giá bán còn lại do DN tự quyết.

Hiện các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu trên thế giới giảm song giá trong nước không giảm được do còn có một số khoản chi phí khác cộng vào với giá nguyên liệu như: thủ tục hành chính, rào cản vô hình.

Một khi nhà nước giảm bớt thủ tục hành chính, giảm bớt khám xét, chi phí mãi lộ dọc đường đi…cộng giá nguyên liệu thế giới đang thấp thì đó mới là yếu tố bền vững cho việc giảm giá tiêu dùng, chứ không phải là việc vận động DN giảm giá tiêu dùng.

Chênh lệch giá tính vào chi phí "bôi trơn"

- Như vậy theo bà, hiện chênh lệch giá chảy vào chi phí trung gian nhiều hơn thay vì vào DN và nhà nước?

- Đúng vậy. Những chi phí này không thành con số, thật ra nói cũng khó. Một khi nhà nước đã nắm vững công cụ thuế, thu thuế đầy đủ thì chi phí đẩy giá lên cao là những chi phí trung gian, không phải chi phí trực tiếp thông qua nhà nước thu, mà nó là những thủ tục chi phí "bôi trơn" bộ máy. Điều này chưa ai đưa ra tỷ lệ chiếm bao nhiêu trong giá thành sản phẩm, nhưng theo rất nhiều chuyên gia và qua các cuộc điều tra có sự tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế  cho thấy các khoản chi phí này khá lớn.

- Đánh giá của bà về những tác động của việc tăng giá đối với người dân trong thời điểm cuối năm thế nào?

- Đối với người dân, một số mặt hàng giảm quan trọng như xăng dầu đã giảm giá trong thời gian vừa qua khiến họ cảm thấy dễ thở hơn, đối với DN lãi suất hạ cũng khiến họ thấy nhẹ nhàng hơn. Đây cũng là tín hiệu tốt cho những tháng cuối năm. Với sức mua như hiện nay, hy vọng giá các mặt hàng Tết sẽ không quá cao để người dân vẫn có thể sắm được những mặt hàng tối thiểu.

Tuy nhiên, giá thế giới được dự báo còn trong xu hướng giảm, vì vậy nếu trong nước có chính sách kích thích nhu cầu tốt, thì theo tôi triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển tốt hơn chứ không u ám như những nước lâm vào khủng hoảng sâu.

Theo tôi, người tiêu dùng vẫn phải tiếp tục tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng chứ không thể thoải mái như trước trong khi đó tỷ lệ nghèo tăng lên sau đợt vừa rồi, nhìn chung bối cảnh kinh tế cuối năm chưa thể có đột phá. Và dù Chính phủ có thể có chương trình kích cầu, song điều này còn đang trong thời gian bàn cãi, thứ nữa kinh nghiệm kích cầu của những năm 1987 – 1989 chưa được thành công do rơi vãi thông qua quản lý kém.

- Theo bà, liệu đây có phải là thời điểm thình thành một thị trường giá mới trên thị trường?

- Nói đến khái niệm mặt bằng giá trong thời điểm hiện tại theo tôi là không phù hợp, vì biến động giá hiện tại không đồng đều. Có mặt hàng giá có thể giảm xuống dưới mức trước khi khủng hoảng kinh tế nhưng cũng có mặt hàng không có khả năng giảm giá do nhu cầu của người dân không thể giảm thêm được.

Vì vậy theo tôi, trong lúc này người tiêu dùng phải tự biết điều tiết, chuyển đổi nhu cầu cho phù hợp với khả năng thanh toán của bản thân bằng các mặt hàng thay thế tương đương mà giá cả phù hợp hơn.

Theo tôi, không nên phê phán người tiêu dùng mà nên phê phán chính sách kiểm soát thu nhập. Chính nhu cầu mua ô tô đẹp, xe máy đắt tiền…làm cho thị trường phong phú lên, nhà nước lại có nguồn thu thuế cao. Không có một cơ chế điều tiết giá hoàn hảo, do vậy  bên cạnh điều tiết giá của nhà nước với DN thông qua kiểm soát, thu thuế, kiểm toán… người tiêu dùng tùy theo khả năng thanh toán nên có chi tiêu hợp lý như thế xã hội có thể hài hòa được. Chúng ta không thể đòi hỏi cố gắng từ một phía nào cả, không thể đòi hỏi nhà nước cố gắng mãi, cũng không thể yêu cầu DN một cách quá mức, người tiêu dùng cũng cần tham gia vào việc điều tiết giá nói chung để cung - cầu được hài hòa.

- Xin cảm ơn bà!

 


(Theo vtc.vn)

  • IMF dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam năm tới
  • Kinh tế nhà nước “phình to” thành thế độc quyền
  • Sẽ lấy ý kiến nhân dân về tái cơ cấu ngành điện
  • Việt Nam – thách thức trước mắt trong triển vọng dài hạn
  • Xúc tiến phát triển công nghiệp quang điện tử
  • Tháng 11: Sản xuất công nghiệp chỉ tăng 3%
  • Sẽ giảm 30% thuế thu nhập cho DN ?
  • “Đại sứ hàng Việt” cổ vũ tiêu dùng hàng Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi