Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam – thách thức trước mắt trong triển vọng dài hạn

Mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi suy thoái và người ta vẫn có thể cảm nhận thấy ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế Việt Nam trên nhiều mặt, một số nhà kinh tế vẫn cho rằng Việt Nam có triển vọng kinh tế rất sáng sủa về dài hạn.
 
“Tôi rất lạc quan về triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn của Việt Nam – với dân số trẻ và lực lượng lao động chăm chỉ và nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có,” Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Ayumi Konishi nói với phóng viên TTXVN trước thềm hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) trong hai ngày 4-5/12 tại Hà Nội.
 
Tuy nhiên, theo trưởng đại diện ADB, nếu nhìn vào tương lai gần, Việt Nam cần nhận ra các vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế thế giới và tác động của chúng tới xuất khẩu, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lượng khách du lịch và luồng kiều hối đổ về Việt Nam.
 
Ông Konishi cho rằng một khi đã hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam khó có thể tránh được các tác động bất lợi này, hay nói cách khác không thể một mình thoát khỏi tình trạng bất ổn kinh tế hiện nay. 
 

“Nếu tiếp tục duy trì đều đặn phát triển kinh tế- xã hội thông qua cải cách, tôi tin rằng Việt Nam sẽ có một tương lai tươi sáng,” 
Ayumi Konishi, Trưởng đại diện ADB tại Việt Nam
Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị vào thời điểm này, Việt Nam nên tập trung giữ ổn định nền kinh tế vì mặc dù lạm phát “toàn phần” đã giảm, nhưng vẫn còn có sức ép lên lạm phát “cơ bản.” Ngoài ra, những hạn chế trong chính sách khuyến khích sản xuất và đầu tư của Việt Nam như hạ tầng cơ sở yếu kém, những rào cản về quy định, trung gian tài chính thiếu hiệu quả và sự thiếu hụt nguồn nhân lực lành nghề cũng cần được giải quyết.
 

Trong khi đó, Cố vấn trưởng của phái đoàn Ủy ban châu Âu (EC) tại Hà Nội Willy Vandenberg, nhấn mạnh Việt Nam cần tập trung vào chất lượng tăng trưởng và đầu tư vì chỉ có những khoản đầu tư công nghiệp bền vững về mặt môi trường mới là những khoản đầu tư tốt trong dài hạn.
 
“Việt Nam có một tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch đang đòi hỏi cần có sự bảo tồn về văn hóa và di sản kết hợp với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên,” Ông Vandenberg nói.
 
Đại diện EC nhận xét vấn đề quản lý kinh tế ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua và thách thức hiện nay là tăng cường sự minh bạch đối với tất cả các thành phần kinh tế. Việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa sẽ giúp Chính phủ giải phóng các nguồn lực đang rất cần cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ xã hội trong y tế và giáo dục.
 

“Giảm nghèo và những thành quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong suốt 15 năm qua là một câu chuyện thành công ngoạn mục,” 
Willy Vandenberg, Cố vấn trưởng của phái đoàn EC tại Hà Nội
“Chúng tôi tin rằng Việt Nam đang trên con đường trở thành nước công nghiệp hóa trong tương lai thông qua sự tiếp tục tăng trưởng của khu vực tư nhân và hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu và các hiệp định tự do thương mại như hiệp định đang đàm phán với Liên minh châu Âu (EU),” ông Vandenberg khẳng định.
 
ADB và EU là hai nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức hàng đầu cho Việt Nam. ADB đã cam kết dành 1,35 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam trong năm 2008 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 1,5 tỉ USD vào năm tới, trong khi EU cam kết 962,8 triệu USD cho năm 2008./.

(Theo Vietnam+)

  • Xúc tiến phát triển công nghiệp quang điện tử
  • Tháng 11: Sản xuất công nghiệp chỉ tăng 3%
  • Sẽ giảm 30% thuế thu nhập cho DN ?
  • “Đại sứ hàng Việt” cổ vũ tiêu dùng hàng Việt
  • Giải pháp phát triển HTX nông nghiệp ở Tiền Giang
  • Giáo sư Michael Porter: Cải cách ở VN cần chuyển sang cấp độ mới
  • Các nước giàu vẫn cần nhiều nhân công nước ngoài
  • Vì sao nhiều hợp tác xã vẫn phải chờ đợi?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi