Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ lấy ý kiến nhân dân về tái cơ cấu ngành điện

Sáng 4/12, Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ về dự án xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã đưa ra ba phương án tái cơ cấu ngành điện cho phát triển thị trường phát điện cạnh tranh để đảm bảo phát triển đúng với mô hình chào giá theo chi phí.

Cả ba phương án đều đặt vấn đề sẽ tách các khâu phát điện - truyền tải - phân phối khỏi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành các đơn vị độc lập.
Theo đề án này, các nhà máy phát điện của EVN sẽ được tách ra, gộp thành các công ty và các nhà máy điện có công suất từ 30 MW trở lên phải tham gia chào giá trên thị trường.  Các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện... sẽ phải chào giá theo các mức giá trần và giá sàn khác nhau.

Do tổng công suất các nhà máy điện thuộc EVN hiện chiếm đến 71% toàn hệ thống, lo ngại với tỷ lệ này EVN hoàn toàn có thể thao túng thị trường điện vì vậy việc tách các nhà máy điện của EVN thành các công ty phát điện độc lập, để mỗi công ty chiếm không quá 25% tổng công suất là giải pháp được Bộ Công Thương cho là tối ưu nhất.

Các nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược như Hòa Bình, Ialy, Trị An, Sơn La... sẽ thuộc sở hữu nhà nước 100%, được nhóm lại thành Công ty Phát điện chiến lược do Bộ Công Thương quản lý. Với các nhà máy điện đã cổ phần hóa, phần vốn sở hữu nhà nước do EVN quản lý sẽ được chuyển về Tổng Công ty Quản lý kinh doanh vốn nhà nước.

Các công ty mua bán điện sẽ hoạt động độc lập, mua điện từ công ty phát điện và bán lại cho các công ty phân phối điện. Hiện có 11 công ty phân phối trực thuộc EVN. Đề án của Bộ Công Thương xây dựng  giảm xuống còn 5-7 công ty. 

Một lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, vì EVN là doanh nghiệp, dù có lãi bao nhiêu vẫn cứ muốn lãi nhiều hơn, bởi vậy phải tách các công ty mua bán điện ra khỏi EVN để mua lại điện của EVN và các đơn vị khác, tránh hiện tượng EVN thích mua bao nhiêu thì mua. Điều này sẽ hạn chế tình trạng thiếu điện mà không mua hết nguồn.

Thị trường điện cạnh tranh sẽ phát triển theo ba bước, đến 2014 hình thành thị trường phát điện cạnh tranh từ 2015 đến 2022 hình thành thị trường bán buôn cạnh tranh và từ 2024-2030 hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Tuy nhiên một quan chức của Bộ Công Thương cho biết các phương án mà Bộ vừa báo cáo Chính phủ  vẫn có một số điểm chưa hợp lý, Chính phủ đã yêu cầu điều chỉnh. Từ nay đến 15/12 việc điều chỉnh sẽ hoàn tất và sau đó được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi nhân dân rồi Chính phủ mới có quyết định chính thức.

(Theo HNM)

  • IMF dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam năm tới
  • Kinh tế nhà nước “phình to” thành thế độc quyền
  • Giá tăng do chi phí "bôi trơn"
  • Việt Nam – thách thức trước mắt trong triển vọng dài hạn
  • Xúc tiến phát triển công nghiệp quang điện tử
  • Tháng 11: Sản xuất công nghiệp chỉ tăng 3%
  • Sẽ giảm 30% thuế thu nhập cho DN ?
  • “Đại sứ hàng Việt” cổ vũ tiêu dùng hàng Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi