Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý chất lượng trong môi trường cạnh tranh

Sự cạnh tranh gay gắt trên quy mô toàn cầu cùng với việc thực hiện các cam kết WTO về mở cửa thị trường và nhiệm vụ tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa đã tạo ra sức ép lớn đối với chất lượng hàng hóa, dịch vụ của nước ta. Xuất phát từ thực tiễn đó, Hội thảo “Quản lý chất lượng trong môi trường cạnh tranh” đã được tổ chức vào ngày 2/12.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Châu Âu cho Việt Nam (ETV2) – Hợp phần 6 về Tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng, do VCCI phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ), Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh Thú y thủy sản (NAFIQAVED) tổ chức.

Phát biểu tại Hội thảo, TS Đoàn Duy Khương – Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, sáng kiến tổ chức Hội thảo “Quản lý chất lượng trong môi trường cạnh tranh” là một chủ đề quan trọng và ý nghĩa đối với DN khi nước ta đang có nhiều thay đổi trong việc hội nhập kinh tế quốc tế.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, TS Ngô Quý Việt – Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Giám đốc hợp phần 6 – Dự án ETV2 cho biết, Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nhu cầu cấp bách cải cách các thể chế công và hiện đại hoá pháp luật thật sự cần thiết để quá trình phát triển và quá độ được củng cố, giúp Việt Nam hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới.
 
"Một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng một nền kinh tế thị trường vận hành tốt, công bằng cho một môi trường kinh doanh và đầu tư minh bạch, cạnh tranh, có thể dự đoán là xây dựng năng lực quản lý tài chính công một cách có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch" - ông Hans Farhammer, Bí thư thứ nhất phụ trách hợp tác phát triển - kinh tế của Phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam nhận định. 
 
Các nội dung được đề cập bao gồm: những vấn đề liên quan tới quản lý chất lượng trong thương mại quốc tế; thị trường quốc tế và các yêu cầu về chất lượng của các quốc gia nhập khẩu; thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu và các quốc gia nhập khẩu; thách thức đối với các quốc gia nhập khẩu xét từ góc độ hệ thống các quy định pháp lý, hạ tầng cơ sở và khả năng đáp ứng các điều kiện từ phía doanh nghiệp.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Môi trường kinh doanh năm 2009: Kém thuận lợi nhưng vẫn lạc quan
  • Tận lực hỗ trợ DN
  • Khó trông chờ hoãn thuế
  • Doanh nghiệp chỉ mong môi trường kinh doanh "tạm được"
  • 5 giải pháp vực dậy nền kinh tế
  • “Xuất khẩu nông nghiệp 2009 sẽ khó hơn chúng ta tưởng”
  • Xuất khẩu cà phê giảm vì… mưa
  • Xuất khẩu thủy sản… chuyển động ngược!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi