Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý việc sản xuất, kinh doanh rượu bia

Một ngày nghỉ cuối tuần mới đây, về quê tôi được tận mắt chứng kiến hai đám tang thật thảm thương. Cả hai thanh niên tuổi đời còn rất trẻ, sau khi uống rượu trong đám cưới, một người khi đi xe máy tốc độ quá nhanh nên đâm vào cột điện, còn người kia bơi thuyền qua sông không cầm vững tay chèo nên bị lật thuyền giữa dòng.

Qua kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho thấy, các bệnh lý tâm thần do rượu trước đây rất hiếm thì những năm gần đây tăng đột biến.

Nếu như năm 1990 chỉ chiếm 0,31% bệnh nhân thì năm 2004 lên đến 7,03%.

Các biểu hiện chủ yếu là ảo giác (33,72%), hoang tưởng (31,25%), run (16%), quên do rượu (10,4%) và các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách là 10,4%.

Lạm dụng rượu và nghiện rượu là một trong những nguyên nhân chính của bạo lực gia đình. Có tới từ 10 đến 80% người nghiện rượu, lạm dụng rượu có là do những người uống rượu gây ra.

Thử nghiệm ở thanh niên 21-24 tuổi, sau khi uống ba ly rượu, điểm số các test trí nhớ giảm 25%.

Còn theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế), mức độ sử dụng bia rượu của người Việt Nam khá cao, tương đương 6,4 cốc/ngày và 26,1 cốc/tuần.

Trong khi đó, hằng năm nước ta sản xuất 1,2 tỷ lít bia, 350 triệu lít rượu (thậm chí có thể hơn vì chưa kiểm soát được sản lượng rượu thủ công với khoảng 2.000 loại) và tốc độ tăng hằng năm từ 8 đến 10%.

Uống rượu, bia nhiều là một trong những lý do chủ yếu và trực tiếp dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và tệ nạn xã hội.

Ðiều đó đã được cảnh báo nhiều lần của các cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông, nhưng chúng ta vẫn chưa có một giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng nấu rượu lậu tràn lan đang diễn ra ở khắp các miền quê và rất nhiều nơi, nhiều gia đình, nhiều người vẫn tổ chức những cuộc ăn uống, nhậu nhẹt, tiệc tùng có "xài" rượu, bia quá "vô tư, thoải mái".

Hầu như tỉnh nào, huyện nào, xã nào cũng có nhiều lò nấu rượu, trong đó rất nhiều cơ sở không những không bảo đảm chất lượng, mà còn làm ô nhiễm môi trường khá trầm trọng.

Trước tình trạng sản xuất, buôn bán, sử dụng rượu, bia ngày càng nhiều, thiết nghĩ đã đến lúc cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh việc sản xuất, kinh doanh, lưu hành và sử dụng rượu, bia một cách thường xuyên với những quy định chặt chẽ và có chế tài xử phạt có tính ngăn ngừa, răn đe cao.

Ðối với các gia đình nấu rượu thủ công, một mặt chính quyền sở tại tích cực giám sát, quản lý chất lượng rượu và bảo đảm vệ sinh môi trường, mặt khác cần khuyến khích và giúp đỡ bà con dần chuyển đổi nghề phù hợp.

Cần đề ra quy định các đám cưới, tiệc tùng, liên hoan tập thể của cơ quan, đơn vị chỉ sử dụng các loại rượu, bia với số lượng hợp lý; các quán ăn, nhà hàng, khách sạn phải biết điều tiết rượu, bia cho khách hàng khi ăn uống với mức độ khống chế, vừa phải.

Ðội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa khi uống rượu, bia và tiếp đãi khách.

Ðối với các quán ăn, nhà ăn ở vỉa hè, đường phố, chợ quê vốn là những nơi khó quản lý việc buôn bán và uống rượu, bia, các cơ quan và lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng rượu, bia đi đôi với việc vận động, nhắc nhở các chủ hàng chấp hành nghiêm quy định việc bán rượu, bia hợp lý cho khách...

Trong thời kỳ bao cấp trước đây, có thời điểm chính quyền ra quy định cấm sản xuất, kinh doanh, lưu hành các thứ rượu nấu thủ công. Nhờ thực hiện biện pháp chặt chẽ đó đã góp phần ngăn chặn, hạn chế đáng kể tình trạng buôn bán rượu tràn lan và vì thế, những vụ tai nạn, ngộ độc do rượu gây ra cũng giảm rất nhiều.

Ðội ngũ cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức và lao động quốc phòng trong các đơn vị quân đội những năm gần đây đã thực hiện tốt quy định không sử dụng rượu, bia trong giờ hành chính và không uống rượu, bia say. Ðây là một mô hình tốt cần tuyên truyền và nhân rộng ra toàn xã hội.

(Theo báo Nhân Dân )

  • Chính phủ ban hành 5 giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, Ưu tiên xuất khẩu và kích cầu
  • Cà phê rơi giá: Nông dân cần hỗ trợ
  • Kích cầu và thông tin
  • Tọa đàm về ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế
  • 12 giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Chính phủ
  • Từ 1-1-2009, thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
  • Công tác dự báo kinh tế có những tồn tại, yếu kém
  • Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các nhà đầu tư Hàn Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi