Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công tác dự báo kinh tế có những tồn tại, yếu kém

TS Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), cho biết như vậy về công tác dự báo kinh tế thời gian vừa qua

Ông cho biết: Thời gian vừa qua, công tác dự báo về các mặt kinh tế, xã hội và cả dự báo của các ngành đặc thù cho kết quả không tốt, thậm chí là dự báo sai, dẫn đến những ảnh hưởng đối với nền kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp.

TS Lê Đình Ân nói: Hiện, công tác dự báo của chúng ta có những tồn tại, yếu kém. Trước tiên là thiếu người có kinh nghiệm dự báo. Các phương tiện, mô hình dự báo cũng chưa tiếp cận được với thế giới. Cùng với đó chính sách cũng luôn thay đổi nên khiến cho kết quả dự báo bị hạn chế.

Cần phải hiểu việc dự báo là phục vụ các nhà quản lý trong việc nghiên cứu để đưa ra các quyết sách chứ không phải quyết định của nhà quản lý là kết quả của dự báo. Dự báo không phải là thay cho quyết định của nhà quản lý.

Ở Việt Nam, các nhà dự báo ít khi phải chịu trách nhiệm về dự báo của mình?

Đúng vậy. Hiện công tác dự báo chủ yếu là do các cơ quan thuộc Chính phủ, các bộ, các ngành thực hiện. Bên cạnh đó cũng có các viện độc lập làm dự báo, thậm chí cả những cá nhân cũng đưa ra các dự báo. Nhưng kết quả cuối cùng của các dự báo thì không có ai chịu trách nhiệm.

Tôi nghĩ phải có quy định cụ thể về trách nhiệm khi đưa ra dự báo. Cơ quan quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm về dự báo của mình. Chịu trách nhiệm ở đây không chỉ là chịu trách nhiệm về đưa ra biện pháp này kia mà là chịu trách nhiệm về kết luận của mình để phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách.

Nếu người hoạch định chính sách dựa vào dự báo, mà dự báo đó sai thì người dự báo phải chịu trách nhiệm.
Theo ông phải quy trách nhiệm dự báo như thế nào?

Phải có nghị định của Chính phủ quy định rõ việc này. Hiện, chưa có quy định nào liên quan đến trách nhiệm của dự báo.

Hiện nay những dự báo sai xuất phát từ khâu nào, thưa ông?

Thứ nhất, do chính sách của mình luôn thay đổi. Thứ hai, muốn dự báo được phải có số liệu, thống kê của mình cũng như số liệu hàng chục năm theo dãy. Ở Việt Nam là rất khó.

Ngoài ra những dãy số liệu hàng chục năm đó nếu có cũng chưa được xử lý. Kết quả dự báo vừa rồi của chúng ta chủ yếu là dựa vào các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân khoa học quốc tế. 

Còn số liệu của Việt Nam và các nhà dự báo của Việt Nam cũng hạn chế bởi những hệ thống số liệu, chính sách và cả năng lực nữa.

Vậy công tác dự báo trong thời gian tới sẽ chưa thể khắc phục được và tiếp tục sẽ có những sai sót?

Dự báo thì không thể chính xác được nếu không có hệ thống dữ liệu và định hướng rõ về công tác dự báo.

Thời gian tới, với sự chuyển biến nhanh của tình hình kinh tế thế giới như hiện nay thì rõ ràng việc dự báo là rất khó, kể cả với các cơ quan dự báo quốc tế chứ không chỉ với nhà dự báo của Việt Nam.

Cảm ơn ông

"Sắp tới chúng tôi sẽ thu thập và xử lý hệ thống dữ liệu để đưa vào thành cơ sở dữ liệu của kinh tế quốc gia nhằm lập cơ sở dự báo phục vụ cho các nhà kinh tế độc lập cũng như các cơ quan Chính phủ.

Chúng tôi cũng phải thu nhận thêm các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm. Cùng với đó là phải có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm về dự báo"

 


(Theo báo Tiền phong)

  • Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các nhà đầu tư Hàn Quốc
  • Môi trường kinh doanh: Cải cách chưa đáp ứng kỳ vọng
  • Từ kết quả PCI năm 2008- Vẫn lo thủ tục hành chính
  • Biện pháp để phát triển cà phê bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
  • Doanh nghiệp gốm sứ thu hẹp sản xuất
  • Kinh tế Việt Nam chứng tỏ khả năng phục hồi nhanh
  • Năm 2009: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội
  • PCI 2008: Đánh giá của địa phương “rớt hạng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi