Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Hà Nội - Vấn đề này đã được nêu ra tại hội thảo Hàn Quốc học khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 9 vừa diễn ra tại Hà Nội. Theo báo cáo tại hội thảo, trong giai đoạn 1992-2007, Hàn Quốc luôn đứng trong danh sách nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất tại Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong hai thập niên, từ 1998-2007, Việt Nam đã thu hút được hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm) của 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Hàn Quốc chiếm vị trí đầu bảng về số dự án cùng tổng số vốn đầu tư, với hơn 1.600 dự án và hơn 13,5 tỷ USD về vốn.Hiện các dự án FDI của Hàn Quốc đang tuyển dụng, thu hút hơn 500.000 lao động Việt Nam vào làm việc. Cơ hội xin việc và du học Hàn Quốc đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Hàn Quốc học là rất lớn. Tuy nhiên, theo GS-TS Mai Ngọc Chừ, ĐH Quốc Gia Hà Nội, nguồn nhân lực được đào tạo để đáp ứng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam hiện thừa nhưng vẫn thiếu. Hàng năm có hàng trăm sinh viên ngành Hàn Quốc học tốt nghiệp ra trường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trên thực tế, tất cả các cơ sở đào tạo đều tập trung giáo dục tiếng Hàn. Vì vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp, thường phải học thêm chuyên ngành phụ hoặc phải đào tạo lại tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hơn nữa, đại bộ phận các sinh viên đều không được học theo chuyên ngành mà các doanh nghiệp Hàn Quốc yêu cầu. Tình trạng này là do chương trình giáo dục đại học của Việt Nam vẫn còn xa rời, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

(Theo Báo Bình Dương)

  • Môi trường kinh doanh: Cải cách chưa đáp ứng kỳ vọng
  • Từ kết quả PCI năm 2008- Vẫn lo thủ tục hành chính
  • Biện pháp để phát triển cà phê bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
  • Doanh nghiệp gốm sứ thu hẹp sản xuất
  • Kinh tế Việt Nam chứng tỏ khả năng phục hồi nhanh
  • Năm 2009: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội
  • PCI 2008: Đánh giá của địa phương “rớt hạng”
  • Thấy gì từ năng lực cạnh tranh các tỉnh năm nay?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi