Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao nhiều hợp tác xã vẫn phải chờ đợi?

Cùng phục vụ các hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được miễn thủy lợi phí (TLP), nhưng khi các công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhà nước đã được nhận số tiền cấp bù miễn TLP theo quy định của Nghị định 154/2008/NĐ-CP ngày 15-10-2007 của Chính phủ và Thông tư số 26/2008/TT-BTC ngày 28-3-2008 của Bộ Tài chính thì nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tự bơm tưới tiêu vẫn đang phải chịu cảnh "mỏi mắt" đợi chờ…

 Vay lãi cao trả tiền điện bơm nước

HTXNN liên thôn Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai) có tổng diện tích canh tác 185,04ha và 95% số hộ dân sản xuất nông nghiệp. Hầu hết diện tích nông nghiệp của HTX (90%) lại nằm ngoài đê sông Tích vừa gò đồi, vừa vùng trũng nên việc tưới tiêu cho đồng ruộng của địa phương hoàn toàn phải sử dụng bằng máy bơm (ảnh).

 Để chủ động sản xuất, bà con xã viên phải đóng góp kinh phí, công sức cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng các công trình thủy lợi, rồi giao lại cho HTXNN quản lý, khai thác phục vụ tưới tiêu. Theo hướng dẫn thực hiện Nghị định 154/2008/NĐ-CP và Thông tư 26/2008/TT-BTC, HTXNN liên thôn Tuyết Nghĩa đã tổng hợp báo cáo, số diện tích được miễn TLP của cả ba vụ sản xuất năm 2008 là hơn 330ha, với số tiền được miễn TLP của HTX là 186,3 triệu đồng. Thời gian thực hiện miễn TLP bắt đầu từ ngày 1-1-2008. Nhưng vì cần phải có quá trình tổng hợp số liệu báo cáo và chờ cấp trên cấp bù tiền miễn TLP, nên bà con xã viên đã họp bàn và nhất trí tạm nộp trước số tiền TLP của vụ xuân, chờ HTX hoàn trả vào vụ mùa. Theo tính toán của Ban quản trị HTX, đến vụ mùa phải hoàn trả phần tạm thu TLP ở vụ xuân là 45 tấn thóc. Nhưng tổng thu từ các khâu dịch vụ khác ở vụ mùa chỉ bằng 37 tấn thóc, bị âm 8 tấn, chưa kể số tiền lãi hàng tháng 12-13 triệu đồng do HTX phải đi vay ngoài để trả nợ tiền điện bơm nước. Đến thời điểm thu hoạch vụ hè thu và vụ mùa, HTXNN Tuyết Nghĩa hoàn toàn rơi vào trình trạng khó khăn trong sản xuất nên không thể tiếp tục thu TLP của nông dân trong khi kinh phí cấp bù miễn TLP chưa được chuyển về.

 Trước những khó khăn của HTXNN Tuyết Nghĩa, UBND huyện Quốc Oai đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện căn cứ vào nguồn ngân sách địa phương, có thể tạm ứng một khoản tiền để HTXNN Tuyết Nghĩa giải quyết công việc. Tuy nhiên, đến nay đã gần hết năm thực hiện chính sách miễn TLP, HTXNN Tuyết Nghĩa vẫn chưa nhận được một đồng nào tạm ứng hay tiền cấp bù miễn TLP. Điều đáng nói ở đây là, không riêng gì HTXNN Tuyết Nghĩa mà ở các HTXNN của các địa phương khác như: Ngọc Hòa (huyện Chương Mỹ), Liệp Tuyết, Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai)... cũng đang trong tình trạng rất khó khăn, phải cố "gắng gượng" để tồn tại. Những địa phương nói trên cũng mới chỉ là một số HTX điển hình trong các HTXNN tự bơm tưới tiêu cho 58.545ha đất nông nghiệp được miễn TLP ở các huyện của tỉnh Hà Tây (cũ) trước và sau khi sáp nhập về Hà Nội, mà chưa được cấp bù tiền miễn TLP.

 Chờ đợi một quyết sách phù hợp

Trước khi sáp nhập về Hà Nội, ngày 15-7-2008, UBND tỉnh Hà Tây đã có Quyết định số 2439/QĐ- UB phê duyệt diện tích tưới tiêu, cấp nước được miễn TLP là 246.613ha, tương đương với số kinh phí đề nghị cấp bù miễn TLP là hơn 124 tỷ đồng, trong đó dự kiến số kinh phí sẽ được cấp bù TLP cho các HTXNN có diện tích tự bơm tưới tiêu chiếm khoảng 28 tỷ đồng.

 Tính đến tháng 11-2008, trong khi các công ty khai thác công trình thủy lợi nhà nước (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) đã nhận đầy đủ kinh phí cấp bù miễn TLP của năm 2008, thì các HTXNN tự bơm tưới tiêu vẫn đang còn phải mỏi mắt chờ đợi chưa biết đến bao giờ mới được lĩnh khoản tiền này? Vấn đề ở đây là do cách hiểu chưa được thống nhất về đối tượng được cấp bù tiền miễn TLP nên Sở Tài chính Hà Nội chưa tổng hợp, trình duyệt kinh phí cấp bù miễn TLP cho các HTX tự bơm tưới tiêu.

 Ông Hoàng Văn Nhân - Chủ nhiệm HTX liên thôn Tuyết Nghĩa bức xúc: Các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi nhà nước có sự bắt đầu rất thuận lợi, được Nhà nước xây dựng từ trạm bơm đến hệ thống kênh mương, nay lại được cấp bù tiền miễn TLP sớm nhất. Trong khi HTX quản lý các công trình thủy lợi do xã viên góp vốn, phải đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị máy móc, lo chi phí sản xuất và chịu khấu hao máy móc mà chưa được xem xét cấp bù tiền miễn TLP thì quả là rất thiệt thòi.

 Ông Chu Văn Tuấn - Phó Chi cục thủy lợi Hà Nội - cho biết: Tuy rất thông cảm với những khó khăn mà các HTXNN tự tưới tiêu đang phải đối mặt nhưng vẫn phải chờ chỉ đạo từ Trung ương và thành phố. Cụ thể, ngày 9-10-2008, Bộ Tài chính đã có Công văn số 248/TCDN-NV3 nêu rõ: "Diện tích tưới tiêu từ công trình thủy lợi được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và thu TLP theo quy định của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003 của Chính phủ thuộc phạm vi miễn TLP không phân biệt công trình đó do công ty nhà nước hay tổ chức khác quản lý...". Theo hướng dẫn này, các HTXNN tự bơm tưới tiêu phục vụ sản xuất cho các đối tượng được miễn TLP sẽ được cấp bù tiền miễn TLP. Và gần đây nhất, ngày 13-11, liên sở Tài chính - Nông nghiệp & PTNN đã có Văn bản số 1627/TTr - LS:TC-NNPTNN trình thành phố tạm ứng 50% (gần 14 tỷ đồng) dự toán kinh phí cấp bù miễn TLP cho các HTXNN tự bơm tưới tiêu.

 Thiết nghĩ, việc cấp bù tiền miễn TLP cho các HTXNN tự bơm tưới tiêu không chỉ nhằm duy trì sản xuất của các HTX, mà đối tượng được hưởng quyền lợi không ai khác chính là những người nông dân. Được phục vụ tưới tiêu từ các công trình thủy lợi vận hành ổn định, bảo đảm chất lượng đồng nghĩa với việc người nông dân cũng phải được hưởng chính sách về miễn TLP một cách công bằng nhất.

(Theo báo Hà Nội mới )

Bài thuộc chuyên đề: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

  • Trước nguy cơ “ thua trên sân nhà ”
  • CPI tăng trưởng âm có đáng lo ngại?
  • Quản lý chất lượng trong môi trường cạnh tranh
  • Môi trường kinh doanh năm 2009: Kém thuận lợi nhưng vẫn lạc quan
  • Tận lực hỗ trợ DN
  • Khó trông chờ hoãn thuế
  • Doanh nghiệp chỉ mong môi trường kinh doanh "tạm được"
  • 5 giải pháp vực dậy nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi