Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất hợp lý giá xăng

Trong khi giá xăng, dầu thế giới liên tục giảm thì giá xăng trong nước vẫn đứng yên Ảnh: D.Đ.Minh

Bộ Tài chính thừa nhận có sự bất hợp lý trong cách tính giá xăng của doanh nghiệp (DN), nhưng DN thì khẳng định tất cả yếu tố cấu thành giá, chi phí đầu vào đều do Nhà nước quy định, DN không tự thêm bớt.

Liên tiếp trong những ngày qua giá dầu thế giới giảm mạnh, nhưng giá xăng, dầu trong nước không hề nhúc nhích. Trong khoảng gần 1 tháng qua, giá dầu thế giới đã giảm xuống mức gần 70 USD/thùng, trên thị trường Singapore, xăng A92 thành phẩm chỉ còn trên 76 USD/thùng; dầu dao động quanh ngưỡng 80 - 81 USD/thùng.

Biết mập mờ nhưng vẫn ưu ái

Chỉ tính trong khoảng 10 ngày trở lại đây, giá xăng, dầu thành phẩm đã giảm tới 9% - 10% mỗi thùng. Với mức giá này, theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP, DN bắt buộc phải giảm giá bán. Tuy nhiên, lãnh đạo của Petrolimex lại cho rằng, giá dầu thô giảm nhưng giá xăng, dầu thành phẩm nhập từ Singapore (cơ sở để tính giá bán lẻ) vẫn chưa hạ, DN vẫn bị lỗ nên không thể giảm giá bán lẻ. Ngày 25.5, theo bảng công bố mức giá cơ sở của Petrolimex, xăng Ron 92, DN này lỗ hơn 200 đồng/lít, diezel 0,05S lỗ khoảng 750 đồng/lít, dầu hỏa lỗ 754 đồng/lít.

Trong khi đó, lãnh đạo cơ quan quản lý giá của Bộ Tài chính cho biết, các DN kinh doanh xăng, dầu có sự mập mờ về cách tính giá. Cụ thể, theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, trong quãng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4, giá dầu tăng cao, DN có thể điều chỉnh tăng giá nhưng Liên bộ Tài chính - Công thương chưa đồng ý do nhận thấy trong bảng tính giá thành của DN có một số điểm chưa hợp lý.

 Mặc dù biết rõ có sự mập mờ trong bảng tính giá của Petrolimex, thế nhưng kể từ ngày 1.4.2010, Bộ Tài chính vẫn ra quyết định xả Quỹ bình ổn giá, để bù lỗ giá xăng cho DN. Theo một chuyên gia, DN tính chi phí không hợp lý, nhưng vẫn được bình ổn giá tới 400 - 500 đồng/lít là hết sức vô lý. 

Người dân gánh chịu

Tuy nhiên, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex phản ứng: “Bộ Tài chính nói như thế nào thì tôi không rõ, nhưng tất cả các phương án giá cơ sở do Nhà nước quy định tại Nghị định 84. Các thông số đầu vào: chi phí định mức, lợi nhuận, thuế, tỷ giá... do Nhà nước quy định, không có cái gì của DN ở đây cả. Không phải số liệu đó tự tay DN đưa vào bao nhiêu nó là bấy nhiêu”.

Theo bảng giá công bố ngày 25.5 thì Ron 95 vùng 2 đắt hơn vùng 1 là 340 đồng/lít, Ron 92 đắt hơn 330 đồng/lít - Ảnh: Anh Vũ

Không chỉ mập mờ về chuyện lỗ lãi, nhiều ý kiến cho rằng người dân vùng sâu, vùng xa (vùng 2) đang phải chịu mức giá xăng đắt hơn với vùng 1. Theo quy định của Petrolimex, vùng 2 (các địa bàn xa cảng đầu nguồn tiếp cận xăng dầu nhập khẩu, chi phí kinh doanh cao) giá bán xăng dầu tăng tối đa thêm 2% so với vùng 1. Theo bảng giá công bố ngày 25.5 thì Ron 95 vùng 2 đắt hơn vùng 1 là 340 đồng/lít, Ron 92 đắt hơn 330 đồng/lít.

Tuy nhiên, mức giá này không thuyết phục được người tiêu dùng, bởi họ cho rằng DN đã áp mức vận chuyển cao tới các vùng này, lại áp giá bán chênh lệch từ 300 - 400 đồng/lít là không hợp lý. Thông tư 234/2009/TT - BTC cũng quy định, lợi nhuận định mức trước thuế là lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trong nước của các thương nhân đầu mối để tính giá cơ sở theo mức tối đa là: 300 đồng/lít.

Về vấn đề này, ông Thỏa cho biết sau khi dư luận và cơ quản quản lý soát xét phương án đăng ký giá đã phát hiện ra, nhưng chưa thấy DN có báo cáo gì với Bộ Tài chính.

(Theo Anh Vũ - Thanh Niên)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi