Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 6, hoàn thành đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trực tiếp chỉ đạo tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, hoàn chỉnh lại Đề án "Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông năm 2020", dự thảo Quyết định của Thủ tướng trước 10/6/2010.

Hướng tới phát triển Chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là đòi hỏi cấp bách của đất nước

Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định Đề án và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/6/2010.

Theo Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, đến năm 2015, Việt Nam đứng thứ 70 trở lên trong các bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) về CNTT; tổng doanh thu lĩnh vực CNTT chiếm tỷ trọng 17 - 20% trong GDP; tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm gấp từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Mục tiêu phấn đấu Đến năm 2020, Việt Nam đứng thứ 60 trở lên trong các bảng xếp hạng của ITU về CNTT. Tổng doanh thu lĩnh vực CNTT chiếm tỷ trọng 20 - 23% trong GDP; tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lớn hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Để thực hiện các mục tiêu này, có 6 nhiệm vụ chủ yếu được đưa ra là: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông; đưa điện thoại, thiết bị nghe nhìn, máy tính đến hộ gia đình; phát triển ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, phục vụ các nhu cầu đời sống xã hội của người dân; phát triển công nghiệp CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT; xây dựng các tập đoàn CNTT làm chủ quốc gia vươn ra quốc tế.

Trước đó, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh rằng "Trong thời đại ngày nay, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là đòi hỏi cấp bách của đất nước".

Cho ý kiến về Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 và Báo cáo đánh giá việc xây dựng và vận hành Chính phủ điện tử do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình Chính phủ hồi tháng 4 vừa qua, Thủ tướng lưu ý, ứng dụng CNTT là giải pháp để xử lý nhanh nhạy, thông suốt, thống nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước, trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp, vì mục tiêu cải cách hoạt động của Chính phủ và các cơ quan nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành.

(Theo Nam Anh // Tin Chính phủ // Công văn số 3715/VPCP - KGVX)

  • Giúp DN phần mềm lấy "giấy thông hành" tiến ra thế giới
  • Thủy điện Cửa Đạt hòa lưới điện quốc gia an toàn
  • Để xuất khẩu nông sản không bị ứ đọng, ép giá tại cửa khẩu
  • Cục Cảnh sát môi trường thiết lập đường dây nóng
  • Ngành công nghiệp cơ khí thua ngay trên "sân nhà"?
  • Quá nhiều ưu đãi cho Cuu Long CIPM
  • Hạn chế tham nhũng trong giáo dục bằng minh bạch
  • Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi