Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ðồng bộ các biện pháp quản lý, điều hành giá

Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII nêu rõ: Một trong những hạn chế của bốn tháng đầu năm nay chính là giá cả tăng cao so với các năm trước.
 
Những tháng đầu năm nay, giá cả một số mặt hàng cơ bản trong nước như điện, nước, xăng dầu tăng gần như đồng thời trong khoảng thời gian ngắn, gây hiệu ứng cộng hưởng. Ðây chính là một trong những nguyên nhân làm giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng, tạo tâm lý lo lắng trong dân cư và cộng đồng doanh nghiệp. Ngoài hiệu ứng cộng hưởng trên, việc kiểm soát giá cả thị trường, ngăn chặn tình trạng tăng giá dây chuyền các mặt hàng thiết yếu của các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều hạn chế.
 
Về nguyên tắc, việc tăng lương vừa qua không tác động nhiều vào giá, bởi sau khi giá cả tăng cao trong tháng ba, từ tháng tư đến nay, mặt bằng chung giá cả hàng hóa đã phần nào chững lại. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2010 tăng 0,27% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa được đưa vào để tính chỉ số giá, có tới chín nhóm hàng tăng giá; hai nhóm hàng giảm giá là bưu chính, viễn thông (giảm 0,05% so với tháng trước), hàng ăn và dịch vụ ăn uống (hạ 0,12%). Trong nhóm thứ hai, lương thực giảm 1,29%, còn thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng lần lượt 0,09% và 0,53%. Nhóm mặt hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất với 1,46%. Nhóm này gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng. Nhóm hàng hóa và các dịch vụ khác tăng 1,34%. Như vậy, mức tăng trên đưa CPI năm tháng đầu năm nay tăng 8,76% so với cùng kỳ năm trước; còn so với tháng 12-2009, CPI tháng 5 tăng 4,55%, khiến những lo ngại về lạm phát cao trong năm 2010 được giảm bớt phần nào.
 
 Tuy nhiên, giá cả hàng hóa tăng không hoàn toàn do yếu tố cung cầu, mà một phần bắt nguồn từ việc đồng thời tăng giá các mặt hàng thiết yếu trong đó có xăng dầu. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân là sự tăng giá của các vật tư nhập khẩu đầu vào, chủ yếu là các ngành sản xuất và dịch vụ. Ngay từ đầu năm nay, đã điều chỉnh giá một loạt mặt hàng. Việc điều chỉnh này có tác động tâm lý rất lớn và tạo ra "lạm phát ỳ", tức là khi giá cả hàng hóa đã tạo lập một mặt bằng giá mới thì khó có thể kéo xuống được.
 
Trên thực tế, cùng với nguyên, vật liệu cho sản xuất thì xăng dầu và điện đóng vai trò không nhỏ trong việc tăng giá một số loại hàng hóa sản xuất trong nước. Hơn nữa, khi xăng dầu trên thị trường thế giới tăng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu liền thuyết phục làm sao tăng cho được, nhưng khi giá giảm xuống thì doanh nghiệp nào cũng "chần chừ", mập mờ. Bởi vậy, công tác điều hành giá cả nói chung, xăng dầu nói riêng, cần tập trung đổi mới, cải tổ ráo riết hơn nữa, nhất là phải nâng cao và phát huy đúng vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu do Nhà nước điều hành chứ không phải doanh nghiệp.
 
Theo các chuyên gia kinh tế, khi lập Quỹ bình ổn trong quan hệ của các thành viên tham gia, cần quy định luôn trách nhiệm của các thành viên đó và Nhà nước cần chỉ đạo sát sao. Bởi hiện nay, chỉ một vài doanh nghiệp nắm thị phần lớn chi phối và thường được gọi là độc quyền tự nhiên. Cho nên vai trò của Nhà nước can thiệp mạnh qua Quỹ bình ổn, tác động vào doanh nghiệp tham gia thị trường để chia sẻ rủi ro, chứ không đơn thuần là mua bán và càng không thể là cách đẩy rủi ro về phía người tiêu dùng.
 
Ðể kiểm soát giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu thì các bộ, ban ngành và các địa phương cần phải chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước,  kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường. Ðồng thời, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá theo đúng Pháp lệnh giá; rà soát, kiểm soát chi phí kinh doanh, giá thành các loại sản phẩm thuộc diện bình ổn giá theo quy định, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.
 
Ðặc biệt, các cơ quan liên quan cần duy trì ổn định giá điện bán cho các hộ dân sản xuất, tiêu dùng và giá than bán cho sản xuất điện đến hết năm 2010. Ðồng thời, rà soát cơ chế kiểm soát giá xăng dầu để bảo đảm kinh doanh xăng dầu hoạt động theo nguyên tắc thị trường; rà soát lại chi phí kinh doanh, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ thuế, phí và Quỹ bình ổn giá xăng dầu, không để giá xăng tăng liên tục trong thời gian ngắn, tác động đến sản xuất và tâm lý người tiêu dùng.

(Theo Nhandan)

  • Quỹ và cơ chế đền bù bảo vệ nhà đầu tư
  • Tăng trưởng ngành xây dựng dẫn đầu khối sản xuất
  • Bắt đầu mua lúa tạm trữ
  • Hệ thống điện quốc gia đối diện nguy cơ sự cố
  • Không tăng giá điện, hạn chế chỉnh giá xăng
  • Công nghiệp tăng trưởng rõ nét từ tháng 3
  • Kiểm tra, giám sát
  • Ngành du lịch đến năm 2020 đóng góp 8% GDP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi