Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cấp điện thêm căng thẳng

Tình trạng thiếu điện có thể sẽ trầm trọng hơn khi nguồn cung khí cấp cho Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 phải tạm dừng 7 ngày, từ ngày 19/6 tới.
 
Những ngày qua, trong khi nắng nóng oi ả tại miền Bắc, thì tình hình mất điện đã diễn ra ở nhiều nơi. Hà Nội, vốn được xem là nơi được ưu tiên về cấp điện, cũng đã chịu cảnh cắt điện ở nhiều khu vực trong nội thành, khiến hoạt động của người dân và các công sở bị đảo lộn.

Như vậy, vấn đề đảm bảo điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân mặc dù được Chính phủ xem là một trong những trọng tâm được chú trọng từ giờ tới cuối năm khi giải trình trước Quốc hội tại phiên chất vấn gần đây, nhưng tình hình cấp điện vẫn căng thẳng, nhất là khi nước tại các hồ thủy điện về chưa như mong muốn, trong khi nguồn khí cấp cho Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 phải dừng 7 ngày, kể từ ngày 19/6 đến 25/6.

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), việc dừng nguồn cung cấp khí cho Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 (có tổng công suất 1.500 MW) trong thời gian

nói trên là bất khả kháng, bởi đối tác Talisman (Malaysia), nhà điều hành mỏ khí PM3 CAA phải tiến hành bảo dưỡng đường ống định kỳ và không thể lùi thời gian.

PVN cam kết trong những ngày cắt khí sẽ huy động đủ cơ số dầu DO, với khối lượng 4.000 tấn/ngày, để đảm bảo cho việc phát điện bình thường của 4 tổ máy thuộc Nhà máy Điện Cà Mau 1&2.

Tuy nhiên, ông Phùng Đình Thực, Tổng giám đốc PVN, khi trả lời phóng viên Báo Đầu tư đã cho hay, theo hợp đồng với người mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khi sử dụng nguyên liệu gì để phát điện thì trả tiền theo chi phí nguyên liệu đó. Như vậy, EVN khi mua điện chạy dầu của Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 thì sẽ phải trả tiền dầu cho việc huy động điện này.

Với thực tế một kWh điện chạy dầu EVN đang phải mua với giá 12 - 14 UScents, trong khi chạy bằng khí chỉ phải trả 5,5 UScents/kWh, thì việc huy động 1.500 MW của Cà Mau 1&2 khi chạy bằng dầu sẽ khiến EVN càng khó khăn về tài chính.

Trong khi đó, mưa lũ ở phía Bắc vẫn được xem là bất thường, khi lại thêm một năm không có lũ tiểu mãn như mong đợi. Theo các chuyên gia, nước về với lưu lượng trên 2.300 m3/giây mới có thể bù đắp lượng nước thiếu hụt phục vụ cho tích nước ở Sơn La. Còn với mức nước về hồ Hòa Bình dưới 2.000 m3/giây như hiện nay, chưa thể nói là mùa mưa lũ đã đến với ngành điện.

Với thực tế thủy điện chiếm tới 34% nguồn cấp điện, việc mực nước tại các hồ thủy điện thấp như hiện nay khiến phát điện gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện than được kỳ vọng sẽ vào sớm để cải thiện tình hình cấp điện, thì vẫn chưa khắc phục được những trục trặc để có thể phát huy 100% công suất lắp đặt. Hệ thống đường truyền tải cũng gặp một số sự cố vì căng thẳng và thiếu ý thức của người dân.

Cục Điều tiết điện lực, trong buổi họp giao ban ngành công thương mới đây cho biết, trong tháng 5, khi nước về tốt, các nhà máy thủy điện đã tăng công suất phát điện thêm 200 triệu kWh. Tuy nhiên, do quá nhiều nhà máy nhiệt điện đang hoạt động gặp sự cố hay hai nhà máy Hải Phòng và Quảng Ninh chưa phát huy tốt như mong đợi, nên lượng điện hao hụt ở khu vực này trong tháng 5 là 300 triệu kWh. Như vậy, tính ra vẫn chưa đủ để bù đắp lượng điện dự tính.

Trong khi nguồn cung điện căng thẳng, thì việc sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý xem ra lại chưa có lời giải rõ ràng. EVN đã đi kiểm tra tình cung cấp điện tại các địa phương, nhưng không dám công bố bất cứ số liệu cụ thể nào, bởi sợ "nhạy cảm". Ngay cả yêu cầu báo cáo số liệu hàng quý, hàng năm của các cơ quan hành chính - sự nghiệp, của các địa phương liên quan đến sử dụng điện và tiết kiệm điện đến Bộ Tài chính, Bộ Công thương cũng không được chấp hành nghiêm chỉnh.

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)

  • Chưa được giảm cước di động
  • Chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Hội Nông dân Việt Nam
  • Bộ Giao thông vận tải hủy bỏ 5 thủ tục hành chính
  • Ưu tiên người chuyển đổi bằng lái hạng FC
  • Thanh tra các dự án sân gôn: Cấp kỳ giải tỏa bức xúc
  • Sân bay Lai Châu sẽ hoạt động vào năm 2012
  • Ðồng bộ các biện pháp quản lý, điều hành giá
  • Quỹ và cơ chế đền bù bảo vệ nhà đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi