Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa được giảm cước di động

Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) vừa có công văn yêu cầu các DN viễn thông thực hiện việc điều chỉnh giá cước dịch vụ thông tin di động theo đúng các nguyên tắc đã được Bộ quy định tại công văn định hướng quản lý giá cước đã được ban hành hồi cuối tháng 6.2010.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc Bộ tạm thời chưa chấp nhận các phương án giảm cước được Công ty viễn thông Viettel và Tập đoàn bưu chính - viễn thông VN (VNPT) đệ trình đầu tháng 7.2010.

Theo ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT-TT), phương pháp tính giá thành dịch vụ viễn thông hiện đang được Bộ xây dựng. Vì vậy trước khi chưa ban hành được quy định về tính giá thành, các DN sẽ tiếp tục thực hiện điều chỉnh giá cước dịch vụ di động phù hợp với mức điều chỉnh giá cước kết nối (tối đa từ 10 - 15%).

Trả lời phóng viên, một lãnh đạo của Viettel cho biết trong thời gian tới mạng này sẽ tiếp tục đệ trình các phương án giảm cước khác phù hợp với yêu cầu của Bộ. Trước đó Viettel Telecom đã trình Bộ TT-TT phương án xin giảm giá cước dịch vụ thông tin di động. Trong đó mức cước mà Viettel đề nghị được giảm dao động từ 10 - 15% và thời hạn áp dụng từ ngày 1.7.2010. Nếu tính từ đầu năm 2010 đây là lần thứ 2 nhà mạng này đưa ra đề xuất giảm cước. Hồi tháng 3.2010, Viettel cũng từng đưa ra đề nghị giảm từ 15 - 20% giá cước di động nhưng bị Bộ TT-TT từ chối.

Phản ứng trước động thái này của Viettel, VNPT (tập đoàn mẹ của Vinaphone và MobiFone) ngay lập tức cũng xin Bộ TT-TT được giảm cước. Tuy nhiên VNPT không đưa ra mức giảm cụ thể mà muốn được giảm tương ứng mức mà Bộ TT-TT đồng ý cho Viettel giảm.

Trả lời Thanh Niên, ông Vũ Tiến Dương, Phó trưởng Ban Giá cước - Tiếp thị VNPT cho biết việc VNPT đề xuất giảm cước thực ra cũng là việc “cực chẳng đã” do áp lực cạnh tranh từ Viettel. Theo ông Dương, hiện giá bán các dịch vụ viễn thông đã xuống cận mức giá thành nên lãi từ viễn thông không còn nhiều. Tuy nhiên, nếu Bộ đồng ý cho các mạng khác giảm giá mà VNPT không giảm theo sẽ mất thị phần.

Trong khi đó, các mạng nhỏ phản ứng khá dè dặt trước thông tin các “ông lớn” chiếm thị phần khống chế xin giảm cước. Bà Elizabeth Fong, Tổng giám đốc điều hành Vietnamobile cho biết nhà mạng này hiện đang theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường, từ đó có những chính sách kịp thời, tuy nhiên cũng đề nghị Bộ TT-TT nên có các biện pháp quản lý để thúc đẩy các mạng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thay vì cạnh tranh bằng giá cước.

Hiện giá cước di động trung bình của Việt Nam vào khoảng 1.200 đồng/phút và nếu mức giảm 20% được chấp thuận thì giá cước sẽ còn khoảng 960 đồng/phút. Theo một báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường BMI (Anh quốc) vừa đưa ra hồi cuối 2009, doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao di động (ARPU) tại Việt Nam đang sụt giảm nhanh trong những năm gần đây. Theo BMI, ARPU của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông VN hiện vào khoảng 4,11 USD năm 2009 và con số này sẽ chỉ còn 3,8 USD vào 2011.

(Thanh niên)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi