Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để xuất khẩu nông sản không bị ứ đọng, ép giá tại cửa khẩu

 Thời gian qua, tình trạng một số mặt hàng nông sản bị ứ đọng, bị ép giá tại cửa khẩu đã diễn ra mang tính thời vụ, chưa kể còn bị động trong kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với gia cầm, gia súc và rau quả nhập khẩu. Đây là những vấn đề đang đặt ra đối với công tác kiểm soát nhập khẩu nông sản, thực phẩm hiện nay.

Cần có giải pháp kiểm soát nhập khẩu nông sản, thực phẩm để tránh tình trạng các mặt hàng này bị ứ đọng, ép giá tại cửa khẩu

Giải quyết thực trạng này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh biên giới, Hiệp hội các ngành hàng và các địa phương có sản xuất các loại sản phẩm này chủ động có kế hoạch điều phối hoạt động giao nhận hàng hóa đối với từng loại sản phẩm; chỉ đạo việc quy hoạch quỹ đất và xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, kho tàng, bến bãi, các công trình phụ trợ phục vụ dịch vụ hoạt động giao nhận hàng hóa; làm việc với các Bộ, ngành chức năng để giải quyết các vướng mắc phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Công Thương cũng có trách nhiệm chủ trì bàn, thống nhất với UBND các tỉnh biên giới, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải để thỏa thuận với chính quyền các tỉnh giáp biên phía bạn cơ chế phối hợp và điều phối hoạt động xuất, nhập cảnh các phương tiện vận tải của hai bên để tránh bị động do khâu vận chuyển, giao nhận hàng hóa, dẫn đến không kiểm soát được hoặc kiểm soát chiếu lệ, không bảo đảm chất lượng, vệ sinh hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu cho người tiêu dùng và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Thí điểm hoạt động kiểm soát liên ngành với một số hàng nhập khẩu

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản được điều chỉnh, ban hành mới, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng, phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện thí điểm từ ngày 1/11/2010 hoạt động kiểm soát liên ngành đối với một số hàng nhập khẩu thuộc nhóm hàng nông sản, thực phẩm, với nội dung: lựa chọn mặt hàng quản lý; quy định các điều kiện, biện pháp kiểm soát (xuất xứ hàng hóa, điều kiện sản xuất, nhãn hàng hóa, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa,...).

Đồng thời, áp dụng mô hình thí điểm đại diện UBND tỉnh là người chủ trì điều hành các lực lượng chức năng tại cửa khẩu (Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm); kinh phí cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động kiểm soát liên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu và những nội dung liên quan cần thiết khác.

Riêng với danh mục các mặt hàng nhập khẩu cư dân biên giới được phép trao đổi đã được triển khai thực hiện từ 1/6/2010, ngành Công Thương và chính quyền địa phương các huyện, xã biên giới cần tuyên truyền, giải thích rõ cho nhân dân quy định mới này là nhằm kiểm soát các đối tượng đang lợi dụng chính sách trao đổi hàng hóa cư dân biên giới để buôn lậu, trốn thuế.

Đồng thời, thông báo và giải thích rõ với các cơ quan phía bạn các quy định mới này là nhằm để tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản, thực phẩm nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng.

Trước đó, ngày 7/5/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khảo sát thực địa công tác quản lý và hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa thương mại biên giới khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn.

(Theo Gia Vi // Tin Chính phủ // Văn bản 126/TB-VPCP)

  • Cục Cảnh sát môi trường thiết lập đường dây nóng
  • Ngành công nghiệp cơ khí thua ngay trên "sân nhà"?
  • Quá nhiều ưu đãi cho Cuu Long CIPM
  • Hạn chế tham nhũng trong giáo dục bằng minh bạch
  • Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới
  • Chính thức đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính ưu tiên
  • Hợp tác 7 nội dung giai đoạn 2010-2011
  • Thúc đẩy phát triển bền vững ngành Dược liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi