Ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục phát triển Doanh nghiệp cho biết, mục tiêu chính của dự án là nâng cao giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong các ngành được lựa chọn thông qua phương thức hoạt động liên kết điểm mạnh với sự tham gia của các doanh nghiệp Italy. Mỗi doanh nghiệp sẽ vẫn hoạt động độc lập nhưng gắn kết, tập trung chuyên môn vào các giai đoạn khác nhau của cùng một chu trình sản xuất. “Cách làm này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnhh tranh, dần tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu mà bắt đầu từ chuỗi liên kết với doanh nghiệp Italy”, ông Hùng phân tích.
Tính khả thi và hiệu quả của cách liên kết cụm nhỏ này đang được đánh giá cao. Theo ông Francesco Russo, Cố vấn kỹ thuật trưởng của Dự án, dung lượng phát triển của các doanh nghiệp trong ngành rất lớn do có giá trị xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng vẫn thấp.
Thực tế, ba ngành này khá tiêu biểu cho mô hình phát triển theo cụm của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Tính về sự tập trung ngành theo nhân công, thì TP.HCM hiện dẫn đầu trong ngành dệt may, da giày với tỷ lệ lao động tập trung theo ngành tới 30%; Bình Dương dẫn đầu về tỷ lệ này trong ngành đồ gỗ nội thất với tỷ lệ gần 32%. Các tỉnh có vị trí tiếp theo thuộc về Thái BìnhNam Định, Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Định.
“Khảo sát cho thấy, các cụm doanh nghiệp tại phía Nam có năng lực sản xuất cao hơn, có tiềm năng về sản phẩm, chất lượng, công nghệ và thị trường. Quan trọng nhất là các mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm ở khu vực phía Nam được xây dựng tốt hơn, dù vẫn còn nhiều yếu kém”, ông Francesco Russo nói.
Ông Andrea Perugini, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italy tại Việt Nam cũng thừa nhận, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Italy vốn có ưu thế về thiết kế, công nghệ và khả năng tiếp thị đang bỏ lỡ khá nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. “Sự hỗ trợ của Dự án sẽ thiết lập các quan hệ đối tác kinh doanh để tăng tính cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu của cả doanh nghiệp hai nước”, đại sứ Andrea Perugini kỳ vọng.
Tất nhiên, việc thiết lập mối quan hệ trong kinh doanh không hề dễ dàng, nhất là khi các doanh nghiệp Việt Nam trông đợi nhiều vào sự hỗ trợ ở khâu quan trọng nhất là thiết kế và marketing. Trong các kế hoạch mà các hiệp hội da giày, dệt may và đồ gỗ đề xuất, sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong mối liên kết vẫn là cơ sở sản xuất, trang thiết bị và nhân công. Như vậy, lo ngại về khả năng tiếp tục ở vai trò gia công trong mối liên kết mới vẫn còn.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam thừa nhận, có thể phải mất tới 5, thậm chí là 10 năm nữa, các hoạt động gia công bị động của ngành dệt may mới có thể được giải quyết. “Thay vì gia công toàn bộ để nhận tiền nhân công, sự kết hợp này sẽ nâng giá trị của doanh nghiệp Việt Nam trong sản phẩm dệt may ở quy mô nhỏ nhờ các đơn hàng thời trang có giá trị cao. Các bước chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp Italy tiếp sau sẽ tạo đà cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị cao hơn”, ông Ân đặt kế hoạch.
(Theo Khánh Linh // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com