Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển cụm DNNVV ở Việt Nam

Toàn cảnh hội thảo “Phát triển cụm DNNVV tại Việt Nam”
Ngày 16/6/2010, tại Hà Nội, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đã tổ chức hội thảo “Phát triển cụm DNNVV tại Việt Nam”. 

Dự án được xây dựng dựa trên các kết quả đạt được từ Dự án “Hỗ trợ thành lập cơ cấu giúp DNNVV cấp quốc gia và cấp tỉnh” do UNIDO tài trợ giai đoạn 2004 – 2008 với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai các chính sách và giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV VN nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và tối đa hóa ảnh hưởng tích cực của việc gia nhập WTO.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Hiệu -  Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực của các DNNVV trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Điển hình như Nghị định 56/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Và mới đây nhất là Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 5/5/2010 của Chính phủ về việc triển khai Nghị định 56/NĐ-CP. Đây là những định hướng lớn với các giải pháp và lộ trình thực hiện cụ thể nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên cơ sở huy động các nguồn lực của nhà nước, xã hội, doanh nghiệp và các nhà tài trợ quốc tế.

Dự án “Phát triển cụm DNNVV tại Việt Nam” sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và cải thiện năng lực của các DNNVV được lựa chọn trong một số ngành tiềm năng với mục đích phát triển cụm/mạng lưới liên kết, từ đó hỗ trợ thiết lập quan hệ đối tác kinh doanh giữa DNNVV của Việt Nam và Italia. 

Điểm nổi bật thứ nhất của dự án là mục tiêu thúc đẩy quan hệ đối tác kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp của Việt Nam và Italia có những điểm mạnh bổ sung cho nhau. Cụ thể, doanh nghiệp Italia có lợi thế về thiết kế, chất lượng sản phẩm, kỹ năng tiếp thị và kiến thức công nghệ trong nhiều ngành, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào với chi phí thấp, có thị trường châu Á rộng lớn và ngày càng phát triển.

Điểm nổi bật thứ hai của dự án  là việc áp dụng phương thức tiếp cận “phát triển cụm”. Cụm công nghiệp là sự tập trung các ngành nghề liên quan mà nhân tố kết nối là mạng lưới quan hệ đối tác kinh doanh. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các DNNVV trong một cụm có thể đạt năng lực và trình độ cạnh tranh cao, đồng thời khắc phục hạn chế cá thể thông qua tương tác chặt chẽ, chuyên môn hóa và hợp tác. Cụm thí điểm DNNVV ở VN sẽ được hỗ trợ phát triển năng lực tập trung nhờ tăng cường hợp tác, liên kết và sáng kiến chung chung, cũng như tăng cường năng lực của các hiệp hội và các sở ngành nghề tại địa phương để trở thành lực lượng tiên phong trong công việc nâng cấp cụm còn tiếp diễn.

Dự án sẽ triển khai kết nối với các cụm ở Italia với mục đích xúc tiến chuyển giao kinh nghiệm thực hành tốt, coi đó là khung hỗ trợ thiết lập các quan hệ đối tác kinh doanh. Đồng thời triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật mà mục tiêu là khắc phục điểm yếu của DNNVV VN về năng lực thiết kế và tiếp thị, quy trình và đổi mới sản phẩm, công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng, kỹ năng quản lý, chuyên môn và tiếp cận tài chính.

Sau giai đoạn đầu xác định và lựa chọn các ngành sản xuất triển vọng và địa bàn hỗ trợ, dự án sẽ lên cho các hoạt động phát triển với sự tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của các bên liên quan. Các hoạt động phát triển đầu tiên sẽ được triển khai tại một số cụm thí điểm thuộc ba ngành: dệt/may, da/giày và chế biến gỗ.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tăng trách nhiệm của cơ quan nhà nước với hoạt động báo chí
  • Kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam : Là báo chí cách mạng...
  • Thêm nhiều chính sách với doanh nghiệp
  • Rào cản trong đổi mới công nghệ
  • Việt Nam coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn
  • Tháo gỡ khó khăn thuế cho doanh nghiệp Hàn Quốc
  • Cân nhắc giảm tiếp giá xăng
  • Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam theo đúng quy luật phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi