Thực tế đã chứng minh, khu vực kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế năng động, có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường nội địa đa dạng và phong phú với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.
Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, hàng hóa sản xuất trong nước có chất lượng cao chiếm tỷ lệ rất nhỏ, người tiêu dùng ưa thích hàng ngoại vì chất lượng khá, mẫu mã chủng loại phong phú, hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường. Các dịch vụ của doanh nghiệp trong nước chưa phát triển hoặc chất lượng rất kém. Đến nay, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) đã coi thị trường trong nước là đối tượng hướng đến đầu tiên trên con đường lập nghiệp. Nhanh chóng tiếp cận thị trường, đổi mới công nghệ, nhiều DNTN đã khẳng định chỗ đứng trên "sân nhà", tạo bước đệm để vươn ra thị trường ngoài nước. Người tiêu dùng lại có xu hướng dùng hàng Việt Nam. Những thương hiệu Vĩnh Tiến, Thiên Long, Trung Nguyên... đã trở nên quen thuộc.
![]() |
Bút bi Thiên Long được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Linh Tâm |
Theo số liệu thống kê, năm 2009, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu thị trường của khối DNTN vẫn đạt 374,9 nghìn tỷ đồng tăng 22,9% so với năm trước. Nếu so với các thành phần kinh tế, DNTN chiếm thị phần hơn 31%, chứng tỏ nỗ lực rất lớn của khu vực kinh tế này.
Có quy mô vừa và nhỏ lại phải cạnh tranh với các loại hình kinh tế có nhiều ưu thế như DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, do vậy DNTN gặp không ít vấn đề. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế với DNTN mặc dù đã được đổi mới song vẫn còn nặng nề về thủ tục, chồng chéo, nhiều đầu mối. Mặc dù nỗ lực thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính mở ra nhiều cơ hội cho DN, đặc biệt là khối DNTN, thế nhưng họ vẫn chưa được đối xử thật sự bình đẳng. Khái niệm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế dường như mới chỉ tồn tại trong quan hệ chung của pháp luật mà chưa rõ nét trong thực tế kinh doanh hiện nay. Trong bối cảnh chi phí đầu vào biến động, khu vực kinh tế này sẽ chịu sức ép nhiều hơn khi DN phần đông là vừa và nhỏ, vốn dĩ đã khó khăn khi tiếp cận vốn vay của ngân hàng, mặt bằng, đất đai... DNTN vẫn chưa quan tâm xây dựng thương hiệu hàng hóa mang lợi thế cạnh tranh. Hệ thống thông tin về thị trường và chính sách xúc tiến thương mại còn rất yếu. Thông thường DNTN thu thập thông tin chủ yếu từ nhiều nguồn khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè, người thân, bạn hàng hoặc do có mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước và các DN nhà nước. Thông tin thường nghèo nàn, ít giá trị, lạc hậu so với biến động thị trường.
Để giúp DNTN tháo gỡ khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, phát triển một cách bền vững, cần thực hiện một số giải pháp. Trước hết là tiếp tục hoàn chỉnh chính sách, pháp luật liên quan đến khuyến khích phát triển DNTN. Nhanh chóng cải thiện môi trường kinh doanh cho DNTN, xóa bỏ sự bất bình đẳng, đặc biệt là chính sách hỗ trợ vay vốn; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ vốn, thiết lập các quỹ tài trợ mới và xây dựng cơ chế bảo lãnh rủi ro tín dụng, cải tiến chế độ về vay vốn linh hoạt và không phân biệt đối xử. Cần có chính sách hỗ trợ DNTN thực hiện nhanh quá trình đổi mới, tiếp nhận thông tin và chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cải tiến công nghệ kỹ thuật truyền thống, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực... Đồng thời, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại trong cung cấp thông tin cho DNTN về các lĩnh vực sản phẩm, thị trường, xu hướng tiêu dùng... Cần tạo ra sự kết nối và trao đổi thông tin giữa các DN bởi nếu không liên kết, DNTN sẽ ngày càng yếu thế trước các đối thủ cạnh tranh.
(Theo HNM online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com