Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn

Việt Nam luôn coi CNTT - truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu, là ngành kinh tế mũi nhọn để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi CNTT - Truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu, là ngành kinh tế mũi nhọn để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều 18/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đoàn lãnh đạo Tổ chức công nghiệp điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) do ông Looi Kien Leong, Chủ tịch ASOCIO làm Trưởng đoàn, đang có chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam, nhân Hội nghị toàn thể ASOCIO năm 2010 diễn ra từ ngày 17 - 20/6/2010 với các hoạt động tại Hà Nội và Hạ Long (Quảng Ninh).

Đánh giá Hội nghị với chủ đề “Sự hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong phát triển CNTT” do ASOCIO tổ chức là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay Chính phủ Việt Nam rất coi trọng vai trò của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chủ trương đưa nhanh Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT và truyền thông.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi CNTT - truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu, là ngành kinh tế mũi nhọn để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội thông tin, phát triển Chính phủ điện tử để phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Tuy còn không ít khó khăn, nhưng năm 2009, ngành CNTT Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%, tốc độ tăng trưởng doanh thu phần mềm trên 30%, trung bình 100 người dân có tới 115 máy điện thoại, và 1/4 dân số đã dùng Internet.

Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, trong năm 2009, Việt Nam là một trong những nước giữ được tốc độ tăng trưởng và cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu về CNTT nhờ những thành quả đáng ghi nhận về phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, cải thiện môi trường pháp lý minh bạch hơn, triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước và phục vụ đời sống xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hợp tác của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và ASOCIO và bày tỏ mong muốn sự hợp tác này ngày càng thiết thực, hiệu quả.

Chủ tịch Looi Kien Leong cho biết ASOCIO là liên minh CNTT trong khu vực châu Á - châu Đại Dương với 21 hiệp hội thành viên chính thức, trong đó có Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Malaysia, Singapore, Việt Nam…Tổng doanh thu về CNTT-TT hàng năm của các nền kinh tế thành viên của ASOCIO đạt khoảng 300 tỷ USD.

Ông Leong đánh giá cao những bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực CNTT - truyền thông của Việt Nam, nhất là việc xuất khẩu phần mềm phục vụ cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Leong cho hay ASOCIO muốn chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm của các nước trong khu vực trong xây dựng và triển khai các chính sách phát triển CNTT- truyền thông.

(Theo Văn Hiến - Ảnh: Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

  • Tháo gỡ khó khăn thuế cho doanh nghiệp Hàn Quốc
  • Cân nhắc giảm tiếp giá xăng
  • Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam theo đúng quy luật phát triển
  • Thương hiệu ICT Việt Nam: Từ ao nhà ra biển lớn
  • Phê duyệt 228 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2009
  • Kiến nghị hỗ trợ vay lãi suất 0% cho người làm muối
  • Quyết liệt bình ổn giá 6 tháng cuối năm
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 dự kiến chỉ tăng từ 0,3 đến 0,5%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi