Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng cơ chế hỗ trợ sản xuất nguyên liệu kháng sinh

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Y tế cùng Bộ Công Thương phối hợp xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các dự án đầu tư sản xuất nguyên liệu kháng sinh.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong một lần thăm dây chuyền sản xuất thuốc kháng sinh tại Mekophar - Ảnh: Chinhphu.vn

Tại cuộc họp chiều 22/7,Phó Thủ tướng yêu cầu cần làm rõ các chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ, vay vốn ưu đãi, chính sách thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào, chính sách bảo hộ sản phẩm đầu ra cũng như các biện pháp khuyến khích các DN trong nước sử dụng nguyên liệu kháng sinh sản xuất trong nước.

Cho đến nay, công nghiệp hóa dược Việt Nam còn yếu và chậm phát triển, hầu hết sản phẩm thuốc, hóa chất cho công nghiệp hóa dược phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu thuốc của Việt Nam năm 2009 lên tới 1,17 tỷ USD, trong đó phần nguyên liệu lên tới 267 triệu USD.

Nhu cầu sử dụng hoạt chất kháng sinh là rất lớn, tuy nhiên trong nước hiện mới chỉ có 4 – 5 dự án nghiên cứu triển khai sản xuất 11 loại hoạt chất này và mới có Dự án của Công ty Cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar đang đi vào sản xuất thực tế với công suất 400 tấn/năm.

Các dự án khác của Mekophar và của một số cơ sở khác đều đang trong giai đoạn thiết kế, xây dựng gặp nhiều khó khăn và chậm tiến độ. Các doanh nghiệp đã phản ánh những khó khăn trong kinh phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, vốn, nguyên phụ liệu đầu vào và đặc biệt lo ngại về giá thành sản phẩm thời gian đầu không thể cạnh tranh với giá nhập khẩu.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định sự cần thiết trong chủ trương phát triển ngành hóa dược nội địa, tạo thế chủ động hơn trong thị trường thuốc tân dược. Chính phủ cũng đã tạo đầy đủ các khung cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển ngành hóa dược Việt Nam cũng như các dự án sản xuất thuốc kháng sinh trong nước.

Vì vậy, các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư cần sớm hoàn thiện, đề xuất chính sách, cơ chế cần thiết để trình lên Chính phủ và doanh nghiệp cũng cần chứng minh đầy đủ cơ sở và điều kiện để hưởng chính sách cũng như về tiến độ triển khai, hiệu quả do dự án mang lại trên thực tế. Không để chương trình phát triển ngành hóa dược trong tình trạng chậm trễ như thời gian qua, Phó Thủ tướng nói.

(Theo Nguyên Linh // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi